Chăm sóc sức khỏe tuổi tiền mãn kinh

16/01/2015 00:03

Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh là việc làm rất cần thiết để hạn chế các căn bệnh đặc trưng thường xuất hiện ở thời điểm này.

 

Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh do suy giảm hệ thần kinh, nội tiết dẫn đến các rối loạn tâm sinh lý nên thường căng thẳng, hay đau đầu mệt mỏi, bốc hỏa…làm giảm chất lượng cuộc sống.

 

Mặt khác, đây là khoảng thời gian khá “nhạy cảm” để các loại bệnh có dịp “phát tác”. Vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh là việc làm rất cần thiết để hạn chế các căn bệnh đặc trưng thường xuất hiện ở thời điểm này.

 

Lứa tuổi mãn kinh

 

Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài 2-5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn. Tuổi mãn kinh trung bình từ khoảng 45-52 (thời điểm mãn kinh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, chủng tộc, điều kiện kinh tế xã hội, thói quen ăn uống, sang chấn tâm lý…).

 

 

Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ châu Á là 47-49. Tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam là 48.

 

 

Tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam là 48 tuy nhiên cũng có thể sớm hoặc muộn hơn

 

Nguyên nhân

 

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, buồng trứng dần suy yếu, nồng độ hormone nữ trong cơ thể giảm nhẹ, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

 

Do nồng độ các nội tiết tố trồi sụt không ổn định, vì vậy có thể gây ra những cơn bốc hỏa và biến đổi chu kỳ kinh nguyệt.

 

Những rối loạn ở giai đoạn này còn được gọi là rối loạn tiền mãn kinh. Đây là quá trình sinh lý bình thường dẫn đến mãn kinh.

 

Các biểu hiện của tiền mãn kinh

 

+ Rối loạn kinh nguyệt: có thể dừng đột ngột, có thể ngắn, thưa, rong kinh, rong huyết..

 

+ Giảm khả năng sinh sản: khó có thai hơn bình thường, tuy nhiên, vẫn có thể có thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng kinh.

 

+ Rối loạn vận mạch: xảy ra các cơn bừng bốc hỏa, vã mồ hôi từng cơn, rối loạn nhịp tim…(xảy ra trước và sau mãn kinh)

 

+ Rối loạn tâm lý, thay đổi tinh thần theo hướng trầm cảm, tăng kích thích, gây gổ, tăng nhạy cảm tinh thần và dễ bị tổn thương kèm theo tính khí thất thường.


 

Bốc hỏa, căng thẳng, vã mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt…là biểu hiện của tiền mãn kinh

 

+ Rối loạn tiết niệu sinh dục.

 

+ Hiện tượng loãng xương: xương trở nên xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy…

 

+ Bệnh tim mạch: buồng trứng suy giảm, thiếu hụt nội tiết, vì vậy sau mãn kinh phụ nữ có nguy cơ tim mạch độc lập.

 

+ Các loại ung thư sinh dục nữ: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh.

 

+ Bệnh Alzheimer: là quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năng não bộ.

 

Chăm sóc sức khỏe tuổi tiền mãn kinh

 

Chế độ dinh dưỡng

 

+ Chế độ ăn giảm chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc từ động vật vì nguy cơ xơ vữa thành mạch, bệnh lý mạch vành.

 

+ Giữ thể trọng phù hợp với chiều cao, không để quá béo dẫn đếnnguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

 

+ Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong thực đơn hàng ngày. Các vitamin có trong rau và trái cây giúp da dẻ tươi sáng, mịn màng và giúp chuyển hóa tốt hơn.

 

 

Phụ nữ tuổi mãn kinh cần tập luyện thể thao, tăng cường rau xanh, hoa quả…

 

+ Bổ sung thảo dược thiên nhiên giúp hệ thần kinh, nội tiết duy trì tốt hoạt động.

 

+ Đảm bảo chế độ ăn giảm muối để tránh những bệnh lý như cao huyết áp, tim mạch, loãng xương.

 

+ Không hút thuốc, uống rượu, cà phê đậm đặc…

 

Chế độ luyện tập

 

+ Tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe (yoga, đi bộ, đánh cầu lông, khiêu vũ…)

 

+ Tham gia các hoạt động xã hội (làm công tác xã, phường, chi hội phụ nữ…)

 

+ Tham gia các trò chơi mang tính tăng cường trí não (xếp hình, đuổi hình bắt chữ, ô số…)

 

Lời kết

 

Ở tuổi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ cả về hình dáng lẫn tinh thần. Biểu hiện đặc biệt ở chị em là các cơn bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng sinh sản, dễ mắc các bệnh u vú, lạc nội mạc tử cung, tim mạch, alzheimer …

 

Vì vậy, trong giai đoạn này việc chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng các thực phẩm từ đạm thực vật, tăng cường rau xanh, trái cây, giảm muối trong bữa ăn, đi khám bệnh định kỳ… là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó chị em cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, tham gia các hoạt động xã hội, các trò chơi trí tuệ để tăng cường trí não, duy trì sự tinh tế, minh mẫn…

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột