Cảnh báo nhiều 9x bị đau đầu dai dẳng trước khi đột quỵ

14/04/2017 10:42

bệnh nhân đột quỵ não bị đau đầu dai dẳng trước khi đột quỵ

Theo đánh giá gần đây nhất của Bộ Y Tế, ngoài việc gia tăng các căn bệnh liên quan đến tiều đường, tim mạch, bệnh nhân đột quỵ não dưới 30 tuổi xuất hiện ngày càng nhiều. Đáng lo ngại là nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên với biểu hiện đau đầu dai dẳng…

Đột qụy não có xu hướng trẻ hóa

Theo thống kê ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong. Số bệnh nhân trẻ bị đột quỵ mỗi năm tăng khoảng 2%, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ. Đột quỵ có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.

Nhiều 9x đau đầu dai dẳng trước khi bị đột quỵ

Bên lề hội nghị Phục hồi chức năng toàn quốc, PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng  BV Bạch Mai chia sẻ “Tình hình đột quỵ não (tai biến mạch máu não) tại Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá, không chỉ ở nam mà cả nữ giới. Hiện, trung tâm đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi bị đột quỵ não với biều hiện đau đầu dai dẳng, trong khi độ tuổi phổ biến từ 50-60. Có một tỉ lệ lớn là học sinh, sinh viên bị vỡ mạch máu não do dị dạng mạch.

Hầu hết những trường hợp này chỉ đến khi vỡ mới biết do mạch máu phình bẩm sinh, to dần theo thời gian. Một số bệnh nhân có những dấu hiệu báo trước như đau đầu, nhưng thường bị bỏ qua vì nghĩ đến nguyên nhân khác.

Ngoài yếu tố dị dạng mạch não, nguyên nhân chính khiến đột quỵ trẻ hoá là do xu hướng trẻ hoá của các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ mà nguồn gốc của bệnh là do lối sống hiện đại căng thẳng, bia rượu, hút thuốc, lười thể dục...

Biến chứng sau đột quỵ là 90%

Đột quỵ não thường xảy ra “bất ngờ” và để lại hậu quả vô cùng nặng nề khi có tới 90% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng sau cơn đột quỵ như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần...

TS Khanh thông tin “Ngay cả những trường hợp được cứu sống, chỉ có 20-25% hồi phục hoàn toàn, 50% phải phụ thuộc một phần vào người khác, 25% còn lại bị phụ thuộc hoàn toàn”. Do đó, điều quan trọng không chỉ là can thiệp cứu sống người bệnh mà bắt buộc phải phục hồi chức năng để cải thiện di chứng, giúp người bệnh hoà nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng  BV Bạch Mai. Ảnh: T.Hạnh

Hiện mỗi năm TT Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai điều trị cho 250-300 bệnh nhân đột quỵ và con số này tăng nhanh hàng năm. Những bệnh nhân lâu nhất điều trị gần 2 tháng mà hiệu quả của việc điều trị phục hồi chức năng tuỳ thuộc nhiều yếu tố: độ tuổi, mức độ, vị trí cũng như sự liên tục.

Qua đó các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá đồng thời duy trì tập luyện thể dục, thể thao kết hợp với chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh để giữ gìn sức khỏe.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vietnamnet.vn)

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?