Cảnh báo các hậu họa khi lạm dụng truyền dịch

01/02/2016 23:11

Nhiều người cho rằng, dịch truyền là chất "bổ" không quan tâm đến việc các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn.

Trào lưu truyền dịch đã xuất hiện từ một số năm gần đây. Có người hơi mệt mỏi, khó ở... cũng truyền dịch, thậm chí các bạn gái mách nhau truyền dịch hoa quả, vitamin để ra mặt căng mịn...Tuy nhiên, loại hình này cảnh báo những hiểm họa khôn lường...

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tú, Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Tim Hà Nội cho biết “Với kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch không quá phức tạp nên tình trạng lạm dụng truyền dịch vẫn còn khá phổ biến. Nhiều người cho rằng, dịch truyền là chất "bổ" và muốn bổ sung khi thấy mệt mà không quan tâm đến việc các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn.

Vì vậy,  “Việc thấy mệt, khó thở là cho truyền dịch hoặc quan niệm truyền dịch có thể thay thế tất cả các phương pháp điều trị khác là hoàn toàn sai lầm. Đã có rất nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị phù phổi do truyền dịch sai, dẫn đến hậu quả khôn lường”. Trong đó, mối nguy hiểm hay gặp nhất trong truyền dịch là sốc. Trên thực tế, đã có người tử vong do không được xử lý sốc kịp thời khi truyền dịch tại nhà hoặc ở một số phòng mạch không đủ điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra.

Vì vậy, bác sĩ Tú khuyến cáo “Người truyền dịch tại nhà thường không có hộp chống sốc, nếu có thì chỉ đơn lẻ với vài ống Adrenaline. Do đó, nếu xảy ra sốc tại nhà, với các trang thiết bị thiếu thốn như vậy, rất khó khăn cho người làm nhiệm vụ cấp cứu. Trên thực tế, tất cả dịch truyền vào cơ thể đều mang tính hai mặt và có rất nhiều tác dụng phụ”.

Không chỉ vậy, khi truyền dịch không đúng chỉ định, không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng tuyệt đối trong truyền dịch có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, việc truyền dịch phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện tại cơ sở y tế đủ điều kiện để xử lý khi xảy ra tai biến...

Tổng hợp

Các tin khác

Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột