Cách bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc

10/09/2024 08:22

Những biện pháp bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc, mưa to

Cửa kính rất dễ vỡ khi đối mặt với những cơn bão có cường độ mạnh hay những trận giông lốc xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các cách bảo vệ cửa kính tại nhà đúng cách, tránh thiệt hại cho tài sản, tính mạng của con người.

Trước khi có mưa bão lớn xảy ra để bảo vệ các cửa kính tại cửa sổ, ban công nhiều gia đình thường sử dụng băng keo để dán theo hình chữ X hoặc lưới trên cửa sổ kính để giúp gia cố cửa, tránh làm cửa bị vỡ khi bị cường độ gió lớn tác động. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cảnh báo việc sử dụng băng dính để dán nhằm bảo vệ cửa kính là việc lãng phí, mất thời gian, không giúp tăng độ bền cho kính và cũng không giúp chống các mảnh kính vỡ thậm chí có thể gây nguy hiểm hơn khi các mảnh thuỷ tính sẽ dính vào với nhau.

Nguyên nhân gây hư hại cho cửa kính khi có bão, giông lốc, mưa to

Vật thể bay trong không gian

Khi trời có bão lớn, giông lốc, mưa to kèm gió giật mạnh có thể khiến các vật thể như cây cối, cành cây, mái nhà, biển quảng cáo, mái tôn, gạch vỡ, ngói vỡ,… bay lên cao, va chạm vào cửa kính nên gây tổn thương nghiêm trọng cho cửa kính.

Gió mạnh

Gió trong các cơn bão hay giông lốc có cường độ mạnh, sức gió có thể lên đến cấp 12-17 nên sẽ tạo ra áp suất lớn trên bề mặt cửa kính khiến cho kết cấu cửa kính có thể bị vỡ, cong, bung ra khỏi khung sắt gây nguy hiểm.

Mưa lớn

Đi kèm với bão thường là những cơn mưa lớn từ đó nước mưa sẽ kèm theo gió tạt xâm nhập vào các khe hở của cửa kính gây ngấm nước vào cửa kính, làm yếu khung cửa kính

Mưa đá

Những cơn giông lốc hay mưa bão có thể xuất hiện những cơn mưa đá từ đó có thể đập vào cửa kính gây vết nứt trên kính hoặc khiến kính vỡ vụn với những cơn mưa đá có đường kính to.

Nước biển, nước dâng do mưa nhiều

Những ngôi nhà gần biển hay những khu vực trũng thấp bị ngập nước khi có bão, mưa lớn kéo dài có thể làm vỡ kính hoặc ăn mòn các cửa kính.

Những biện pháp bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc, mưa to

Cửa sổ chắn bằng ván ép

Để bảo vệ cửa kính trước tác động của bão, giông lốc hãy sử dụng các tấm ván ép dày khoảng 16cm, chồng các khung cửa sổ lên nhau khoảng 30 cm xung quanh. Sử dụng vít và chốt chịu lực (trong gỗ) hoặc bu lông nở (trong xây) để gắn ván ép vào tường.

Lắp sẵn vít neo quanh cửa sổ để lắp đặt nhanh hơn. Cất tấm chắn ở nơi thuận tiện, dễ lấy và dựng chúng lên nhanh chóng sau khi bão, giông lốc, mưa to kết thúc.

Đóng cửa sổ khi có bão

Tuyệt đối không mở cửa sổ khi có bão hay giông lốc. Bởi khi gió bão hoặc lốc xoáy đánh vào một tòa nhà, chúng không tạo ra áp suất đồng đều xung quanh ngôi nhà. Thay vào đó, chúng tạo ra các khu vực áp suất dương ở phía đón gió (phía đối diện với gió) và áp suất âm ở phía khuất gió và mái nhà.

Khi gió thổi qua mái nhà, nó tạo ra một lực nâng tương tự như cách cánh máy bay tạo ra lực nâng. Hiệu ứng này kết hợp với gió đi vào qua các lỗ hổng trong tòa nhà, có thể khiến nóc nhà bị tốc lên, cửa kinh bị hư hại, thậm chí có thể khiến ngôi nhà bị đổ sập.

Cố định cửa bằng thanh chắn

Lắp đặt các thanh chắn bên ngoài cửa sẽ giúp đảm bảo an toàn cửa không bị đẩy ra hoặc đẩy vào. Thanh chắn cần được gắn chặt và chắc chắn vào khung cửa để đảm bảo sự ổn định.

Đặt bao cát hoặc vật nặng chắn gió

Nếu nhà, cửa hàng có hệ thống cửa kính nhiều mà nằm trong khu vực gió lớn, có thể sử dụng bao cát hoặc các vật nặng như gạch đá, xe ô tô tải, xe container để chắn phía trước cửa sổ, cửa ra vào, tường kính,… giảm thiểu gió tác động trực tiếp vào cửa kính. Đây là giải pháp tạm thời nhưng cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ thiệt hại vỡ kính khi có bão lớn, giông lốc xảy ra.

Lắp đặt rèm cửa chống gió

Những khu vực hay xảy ra bão, khu vực nhà gần biển có thể bảo vệ cửa kính bằng cách lắp đặt rèm cửa dạng lá sách bằng các vật liệu gỗ, nhựa…. giúp giảm áp lực tác động của gió lên cửa kính, che chắn mưa, sét, đá và vật thể bay lên cửa kính. Tuy nhiên cách này có thể làm mất đi ánh sáng và tầm nhìn của kính.

Đối với những gia đình sinh sống trong các chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng có cửa kính nhiều cần lưu ý một số kỹ năng để bảo vệ an toàn cho tính mạng, tài sản khi có mưa bão, gió giật mạnh như:

Gió rít

Gió rít qua các khe cửa sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu, do đó cần dùng các sợi dây vải hoặc ron cao su chèn vào các khe cửa, dùng băng keo dán tạm cả hai mặt trong ngoài khe cửa, hạn chế gió lùa.

Bản lề lung lay

Bản lề lung lay, nhiều cửa lùa hoặc cửa có bản lề sẽ bị rung lắc do sức ảnh hưởng của gió bão có thể gây vỡ kính cường lực, do đó cần được cố định hoặc chêm lót vững chắc để bảo vệ bản lề cửa.

Vỡ kính cửa sổ

Thường ron cao su chêm lót kính của các cửa sổ sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai cứng hoặc hở, nên cần phải được chêm lót hoặc dán băng keo bịt khe hở trước khi có bão đổ bộ hoặc trong mùa mưa bão, xuất hiện nhiều giông lốc.

Trong những tình huống rung lắc nguy hiểm

Nếu khu vực các tòa nhà cao tầng khi có bão nếu phát hiện nhà xuất hiện tình trạng rung lắc hãy tìm đến những vị trí an toàn trong nhà, nơi an toàn là sát dưới các góc chân cột lớn trong căn hộ hoặc gian nhà, bởi khi rớt mảng bê tông la phông ốp trần thạch cao hoặc thậm chí sập mái thì những góc cột này sẽ tạo nên một góc tam giác an toàn

Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết

Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng như đèn pin, đèn đeo trán, dây thừng, còi, đai bảo hiểm hay dây nịt, phao tay, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ mắt, bình chữa cháy, ... và đừng quên soạn sẵn một ba lô đựng những giấy tờ quan trọng để mang theo khi cần thiết.

Để đảm bảo an toàn tính mạng trong khi mưa bão lớn nên sẵn sàng các phương án để thoát ra khỏi căn hộ nếu có hiệu lệnh từ Ban quản trị tòa nhà theo thang thoát hiểm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ