Bộ phận duy nhất trên cơ thể không sợ lạnh
Nhãn cầu mắt dù bị lộ ra ngoài vẫn không thấy lạnh vì sao?
Về mùa đông giá rét, người qua lại ngoài đường ai nấy co ro lại vì bị lạnh. Lạnh đến mức đỏ mũi, đau tai, tay co cóng. Nhưng cho dù gió rét có khắc nghiệt đến thế nào thì mát vẫn bình thường. Nhãn cầu mắt dù bị lộ ra ngoài vẫn không thấy lạnh vì sao? Phải chăng trên nhãn cầu không có thần kinh cảm giác lạnh?
Đúng như thế. Trên thực tế, phần giác mạc tạo thành trước nhãn cầu mắt là một bộ phận hết sức nhạy cảm. Chỉ cần một hạt bụi nhỏ Ii ti bay vào trong mắt, một làn khói thuốc lá tạt qua có thể làm bạn có cảm giác khó chịu vừa cay cay, vừa đau đau.
Vậy thì sao nãn cầu mắt lại không cảm nhận được lạnh. Chính vì tại nhãn cầu chỉ bố trí các loại thần kinh của cảm giác đau, hay thần kinh xúc giác, ở giác mạc mà không có thần kinh của cảm giác lạnh. Do vậy mà mắt không biết lạnh là gì.
Những vi huyết quản ở những vùng như đỉnh mùi, vành tai, ngón tay đều có rất nhiều. Khi bị lạnh lâu, các vi huyết quản dần bị giãn ra, tản nhiệt khá nhanh. Bộ phận đó của cơ thể mất nhiệt nhanh và thấp hẳn xuống. Riêng nhẵn cầu mắt do giác mạc nằm ở phía trước, được cấu tạo bởi các tổ chức trong suốt và tương đối ít vi huyết quản. Sự tiêu tán nhiệt do thế mà ít và chậm. Hơn nữa, lại được che dấu nhờ mi mắt, mà trong mi có rất nhiều huyết quản, vừa che chắn giá lạnh, vừa sưởi ấm, lại mềm mại nhẹ nhàng, thinh thoảng lại chớp chớp, nên trên thực tế nhiệt độ tại nhẵn cầu dù có bị lạnh vẫn cao hơn những vị trí đỉnh mũi, vành tai hay đầu ngón tay cũng cùng bị lộ trần trước gió rét.
Suckhoecuocsong.com.vn