Bị cua cắp, nếu không biết xử lý sẽ gây nhiễm trùng thậm chí tử vong
Phải làm gì khi bị cua cắp
Trong đời sống, đôi khi do sơ xuất trong lúc làm cua để chế biến món ăn người nội trợ có thể bị cua cắp. Cua cắp thường gây đau, bầm tím, chảy máu... đặc biệt khi bị cua bể cắp thì nỗi đau càng kinh khủng hơn. Trên thực tế, thế giới đã chứng kiến nhiều trường hợp cua cắp dẫn đến tử vong. Vậy nếu không may bị cua cắp phải làm sao?
Những vụ việc đau lòng
Năm 2011 một người đàn ông ở Singapore đã chết trong bệnh viện vì nhiễm một loại vi khuẩn ăn thịt, sau khi bị một con cua cắp vào tay.
Từng là một ngư dân, ông Lim Qi Mu đã đi mua cua đồng để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình vào ngày mồng Một tết Nguyên Đán thì tai nạn xảy ra. Khi đang cầm con cua thì bị càng cua kẹp vào tay, khiến ông bị thương ở giữa ngón trỏ và ngón cái, tuy nhiên ông không nói với ai.
Ngày hôm sau, ông bắt đầu thấy buồn nôn nhưng cho rằng mình chỉ bị đau dạ dày và không để ý gì đến điều đó. Đến khi cả cánh tay ông bị sưng phồng lên, ông mới nói về vết thương do con cua gây ra và đến bệnh viện để khám bệnh. Tại bệnh viện, bác sĩ xác nhận ông Lim bị nhiễm một loại vi khuẩn ăn thịt và đề nghị cắt bỏ ngay phần bàn tay lên đến khuỷu tay. Tuy nhiên vi khuẩn chết người đã lan rộng sau đó và qua đời.
Trước đó năm 2007, ông Tan Boon Hock (83 tuổi) cũng bị cua kẹp vào ngón tay trong khi chuẩn bị bữa tối rồi chết 2 ngày sau đó vì bị nhiễm trùng vi khuẩn ăn thịt Vibrio.
Cách xử lý khi bị cua cắp
- Sau khi bị cua cắp cần rửa tay bằng nước sạch, sát trùng bằng nước muối, cồn, oxy già...
- Trường hợp vết đau sưng nóng, khả năng vùng sưng đau đó đang bị viêm mô tế bào cần đến bệnh viện để kiểm tra.
Căn cứ vào vết thương các bác sĩ có thể khám cấp cứu, khám chuyên khoa nhiễm hay chuyên khoa ngoại tổng quát. Sau đó sẽ xác định mức độ để có hướng xử trí kịp thời. Ngoài ra cần lưu ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Nam giới không thuốc lá, không rượu bia.
Sưu tầm