Bật mí kinh nghiệm nuôi tép cảnh khỏe mạnh cho màu rực rỡ

27/12/2020 15:06

Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc tép cảnh

Bên cạnh các loài cá cảnh như cá rồng, cá dĩa, cá La Hán, cá vàng,…thì rất nhiều người thích nuôi cá tép cảnh. Nhưng để những chú tép cảnh khỏe mạnh, cho màu sắc rực rỡ như ở ngoài tiệm người nuôi tép cảnh cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Suckhoecuocsong cùng khám phá, tìm hiểu ngay sau đây để bạn có được đàn tép cảnh đẹp, cho màu sắc rực rỡ.

Hướng dẫn cách chọn mua tép cảnh đúng chuẩn

Nhiều người quan niệm rằng mua tép cảnh thì chỉ cần dựa vào sở thích, màu sắc, con giống tép cảnh là được. Nhưng những yếu tố đó vẫn chưa đủ khi chọn mua tép cảnh. Để sở hữu được đàn tép cảnh khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật, cho màu sắc rực rỡ người mua tép cảnh cần chú ý đến những điểm sau:

+ Chọn những con tép có màu sắc đều đặn, không có điểm lạ như chấm đen, chấm nâu, chấm trắng trên cơ thể.

+ Nên chọn những con bơi linh hoạt, háu ăn

+ Không chọn những con bị dị tật, bị mất râu, hay bị bệnh…

+ Nên mua tép cảnh ở những nơi bán uy tín

+ Nên chọn một số loài tép cảnh dễ nuôi như: tép vàng, tép vàng sọc neon, tép đỏ, tép RC, Red cherry, tép Sakura, tép anh đào, tép Rili, tép Pumpkin bí đỏ, bí xanh, bí vàng

Hướng dẫn cách chăm sóc tép cảnh

Bể nuôi tép cảnh

Để tạo điều kiện thuận lợi cho tép cảnh phát triển, lên màu đẹp nên chọn bể nuôi có thể tích tối thiểu từ 20-40 lít nước. Bên trong bể nuôi tép cảnh nên trang bị đài phun nước loại phun mưa. Bởi tép cảnh ưa thích sống trong trước chảy nhưng tốc độ vừa phải. Trang bị thêm máy lọc nước để có thể lọc sạch được các chất bẩn, thức ăn thừa, phân của tép cảnh. Do đó bạn nên kết hợp lọc thác treo và lọc đáy để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bạn có cũng thể đặt thêm cây thủy sinh, gỗ, đá trang trí, đồ gốm trang trí, rêu và dương xỉ bên trong bể nuôi cá tép cảnh. Những vật này giúp cho bể nuôi cá tép cảnh trở nên sinh động hơn, cung cấp nơi trú ẩn cho tép cảnh. Bạn có thể sử dụng rêu Java đặt trong bể nuôi cá tép cảnh. Loại rêu này rất dễ sống, yêu cầu không cao.

Chất nền trong bể nuôi cá tép cảnh

Như đã biết, chất nền là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế các bể nuôi cá tép cảnh. Bạn có thể lựa chọn loại phân nền như ADA Amazonia, GEX nhưng theo nhiều người nuôi lâu năm nên sử dụng phân nền ADA Amazonia bởi loại này có tác dụng duy trì tính chua, rất tốt cho các loại tôm và tép cảnh. Những sản phẩm này được bán hầu hết ở các cửa hàng cá cảnh trên cả nước.

Ánh sáng

Ánh sáng trong bể nuôi tép cảnh không chỉ giúp cho người nuôi cá tép cảnh quan sát dễ dàng hơn mà còn có tác dụng kích thích tép lên màu đẹp, giúp vỏ tép cứng hơn khi tép không có vỏ bọc. Do đó, nên mua các loại đèn nuôi có ánh sáng thích hợp để duy trì ánh sáng thường xuyên. Những loại đèn chiếu sáng này bạn có thể mua tại các cửa hàng bán cá cảnh, dụng cụ nuôi cá cảnh,…

Nhiệt độ

Do tép cảnh là loài cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ môi trường nước do đó người nuôi nên đặc biệt chú ý. Nhiệt độ bể nuôi tép cảnh không nên quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ nuôi lý tưởng nhất là ở khoảng 22-24 độ C. Với những tép cảnh đang trong thời kỳ đẻ trứng cần nhiệt độ cao hơn 1 – 2°C. 25°C.

Nước nuôi

Nên sử dụng nước sạch, không nhiễm hóa chất, nước không có mùi hôi, mùi lạ, mùi hóa chất. Bên sử dụng nước giếng khoan không sử dụng nước gần nơi xả thải các nhà máy, khu chế xuất, khu dân cư. Nếu sử dụng nước máy để nuôi nên để lắng 24h cho Clo trong nước bay hơi hết.

Mỗi tuần thay nước 1 lần, thay 1/3 lượng nước bể sẽ giúp tăng khả năng làm sạch cho bể nuôi

Hướng dẫn cách thả tép cảnh khi mới mua về

Bước 1: Khi mua về bạn không nên thả tép cảnh vào ngay bể nuôi mà hãy để nguyên túi đựng tép vào trong bể ngâm 15 phút.

Bước 2: Dùng kẹp gỗ hoặc sắt kẹp túi đựng tép cảnh vào thành bể .

Bước 3: Cứ 5 phút thì cho 1 bát nước từ bể vào trong túi lặp lại sau 3 lần

Bước 4: Để nghiêng túi đựng tép ra và cho tép tự chủ động bơi ra khi chúng thấy thích hợp.

Lưu ý: Tuyệt đối không nên đổ trực tiếp túi đựng tép ngay khi vừa mang về để tránh tép bị sốc nước.

Cách chọn thức ăn nuôi tép cảnh

Thức ăn chủ yếu của tép cảnh là rong, rêu, tảo và ấu trùng trong nước. Ngoài ra để cho tép nên màu đẹp, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh bạn có thể sử dụng thức ăn bổ trợ như: viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu tằm,… cho tép cảnh ăn.

Sau mỗi lần cho tép cảnh ăn xong tránh làm bẩn nguồn nước nuôi nên hút sạch thứ còn lại ra tránh bị sán và ô nhiễm nước nuôi trong bể.

Sau một 1 tuần nên thay 10% nước để đảm bảo nguồn nước luôn được sạch, hạn chế vi khuẩn, ký sinh phát triển.

Những điều lưu ý khi cho tép cảnh ăn

+ Bạn có thể cho tép cảnh ăn nhiều lần trong một ngày nhưng lượng thức ăn mỗi bữa không nên quá nên cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ, trải đều các bữa.

+ Tép cảnh có thói quen hoạt động về đem nên ban ngày bạn chăm sóc nuôi dưỡng ít hơn nên tăng cường chăm sóc vào ban đêm.

+ Những ngày thời tiết tốt có thể cho tép cảnh ăn nhiều hơn

+ Tuyệt đối không cho tép ăn khi trong bể nuôi tép cảnh đang có thuốc hoặc tép đang trong giai đoạn lột vỏ.

+ Nên cho ăn ít hơn vào ngày đầu tiên sau khi tách vỏ. Sau đó, tiếp tục cho ăn bình thường sau khi tép hồi phục bình thường sau khi tách vỏ.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn trong việc nuôi và chăm sóc tép cảnh, giúp cho những chú tép cảnh ít nhiễm bệnh tật, phát triển tốt, lên màu rực rỡ.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác