Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh

23/08/2021 11:04

Chăm sóc ngựa con khỏe mạnh, cách lựa chọn thức ăn cho ngựa con,, cách chế biến thức ăn cho ngựa con

Bật mí kinh nghiệm nuôi ngựa bạch con phát triển khỏe mạnh

Ngựa bạch con từ khi sinh ra trong những tháng đầu tiên chúng được sự chăm sóc của ngựa mẹ, thức ăn chủ yếu từ sữa mẹ, những tháng tiếp theo chúng bắt đầu ăn cỏ, thức ăn tinh,…Khi nuôi và chăm sóc ngựa bạch con người nuôi cần chú ý những điều dưới đây để chúng phát triển khỏe mạnh.

Trong những ngày cuối thai kỳ, ngựa mẹ bắt đầu ăn uống ít đi, không yên tĩnh, thường nhìn ngó của mình, đường sinh dục lúc này mở to, bầu vú phát triển nhanh hơn, núm vú to lên, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, sút hông, âm hộ sệ, thường xuyên cong đuôi, đái rắt

Để đảm bảo ngựa cái sinh thuận lợi, ngựa con không gặp vấn đề gì bất trắc trong quá trinh sinh nở. Người nuoi hãy giải rơm khô hoặc trải trấu dưới nền chuồng nuôi, lắp đặt cách thành chắn xung quanh chuồng nuôi để không cho ngựa con ra ngoài. Do ngựa mẹ sẽ để vào ban đêm lúc 8-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng. Thông thường tư thế đẻ của ngựa mẹ là nằm xuống để đẻ hoặc nhổm mông lên.

Nếu trường hợp khi bọc ối lòi ra, ngựa mẹ đứng lên ngay tức thì hoặc nếu thai giãy yếu bọc ối không vỡ ra được thì cần phải giúp chúng xé rách bọc ối ngay, nếu để chậm ngựa con dễ bị ngạt.

Nếu thai suôn sẻ, ngựa đẻ bình thường thì thời gian đẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Ngựa con lúc sinh khỏe mạnh thông thường tự nó đạp rách và giải phóng khỏi màng thai một cách dễ dàng.

Người nuôi chỉ cần cắt rốn cách bụng 2cm, sát trùng bằng cồn iot để tránh nhiễm trùng cho ngựa. Sau đó dùng rơm hoặc cỏ khô mềm, khăn lau sạch để lau toàn thân cho ngựa con. Tiến hành móc hết nhớt ở mồm, mũi và tai cho ngựa con. Trong khoảng 30-60 phút sau khi sinh, ngựa con sẽ tự đứng dậy được và tìm vú mẹ để bú sữa.

Nếu ngựa con yếu, người nuôi cần hỗ trợ ngựa con bằng cách nâng nó đứng lên. Hỗ trợ chúng tìm đến vú mẹ và đỡ phần thân lên để nó bú được sữa đầu càng sớm càng tốt. Việc này giúp ngựa bạch con có kháng thể miễn dịch có lợi chống lại được nhiều bệnh tật.

Chăm sóc ngựa con khỏe mạnh

Ngựa con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên ngựa con phải có thanh chắn trong ô chơi ít nhất 10 ngày. Nền chuồng nên được dọn dẹp sạch sẽ chất thải, giữ cho nền chuồng đươc khô ráo, tránh trường hợp nền chuồng trơn trượt gây ngã ngựa con. Đối với mùa hè cần cung cấp thêm quạt mát cho chuồng ngựa, vào mùa đông hoặc thời tiết lạnh do nhiệt độ xuống thấp người nuôi nên sử dụng bạt kín để quây kín chuồng ngựa, giữ ấm cho ngựa con.

Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho ngựa con

Trong khoảng thời gian đầu sau sinh, cứ 1 đồng hồ ngựa con bú một lần, từ khoảng 30 ngày tuổi thức ăn chủ yếu của ngựa con là sữa mẹ.

Khi ngựa con được 35 ngày tuổi chúng đã bắt đầu thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Khi ngựa con được 40 ngày tuổi bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi.

Thức ăn thô xanh cung cấp cho ngựa con chủ yếu là cỏ mọc từ tự nhiên hoặc cỏ được trồng ở trên nương, rẫy, ruộng như cỏ voi, pangôla, ghinê,…Một số loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp, dây khoai lang, dây lsa lạc, ngọn mía,… cũng thích hợp để bổ sung cho ngựa con ăn.

Để đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn thô xanh quanh năm cho ngựa con ngoài việc phải sử dụng hợp  lý bãi chăn thả, người nuôi cần dành một diện tích thích đáng để trồng các loại cỏ cỏ voi, pangôla, ghinê, cỏ dày,…

Bên cạnh việc chuẩn bị nguồn thức ăn thô xanh cho ngựa con, người nuôi nên kết hợp thức ăn tinh bao gồm thóc, cám ngô, cao lương, đậu lành,… xay nhuyễn hoặc pha trộn với nhưu theo một tỷ lệ nhất định nhằm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho ngựa.

Để ngựa con sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng miễn dịch trong khẩu phần ăn hàng ngày của ngựa con cần có một tỷ lệ protein nhất định. Protein có trong thức ăn động vật và một số loài thực vật như các loại đậu đổ, khô dầu, bột cá, bột thịt. Nếu ngựa con bị thiếu protein lâu ngày ngựa con sẽ bị tình trạng chậm lớn, còi cọc, dễ mắc bệnh.

Thức ăn khoáng để ngựa con phát triển xương, ngựa lớn duy trì sự cân bằng Ca và P trong cơ thể, khẩu phần cho ngựa cũng cần có nhiều chất canxi và phốt pho như bột vỏ sò, bột đá, bột xương...

Cách chế biến thức ăn cho ngựa con

Để ngựa con thích ăn loại thức ăn mà người nuôi chuẩn bị, ăn được số lượng nhiều, dễ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn một cách tối đa, các loại thức ăn phải được sơ chế trước khi cho ngựa con ăn.

Một số loại rau củ quả cung cấp cho ngựa con ăn như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt cần rửa sạch đất cát, loại bỏ những chỗ bị sâu, thối, hỏng, bị hà, thái thành lát, hoặc băm khúc 3-4cm. Đối với sắn thì cần cạo lớp vỏ lụa ben ngoài, băm khúc dài 3-4cm rồi ngâm nước 4-5h để phòng ngừa khỏi ngộ độc bởi chất axit xianhydric trong sắn.

Những loại hạt gồm ngô, thóc, cao lương, đậu lành cần được nghiền nhỏ thành bột, đối vơi thóc thì cần ủ mầm, nếu không trước khi cho ngựa con ăn cần được ngâm nước từ 1-2 giờ đồng hồ cho mềm lớp vỏ bên ngoài. Trước khi cho ăn nên trộn thêm nước cho đủ ẩm giúp cho ngựa dễ ăn hơn. Các loại thức ăn bổ sung như bột cá, bột khoáng, muối ăn trộn đều vào thức ăn bột. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa là thích hợp nhất.

Một số loại thức ăn thô xanh như: cây ngô, ngọn mía, lá mía, cây chuối...cần băm thái nhỏ để ngựa con ăn dễ dàng. Những loại thức ăn này sau khi ngựa con không ăn hết cần được dọn sạch, không để lưu sang ngày hôm sau, lưu tại máng thức ăn quá lâu.

Máng ăn cho ngựa con được làm bằng gỗ hoặc máng xi măng, đạt độ cao 0,4-0,5 m để ngựa con dễ ăn. Cung cấp nước sạch cho ngựa con uống hàng ngày bằng máng đựng nước riêng. Nước sau một ngày nên được thay thế mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của ngựa con.

Hàng ngày cho ngựa con vận động, chảy nhảy thường xuyên để chúng thư giãn, vận động cơ thể, nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng. Người nuôi có thể thả chúng tại sân chơi riêng để tránh bị những con ngựa trưởng thành khác bắt nạt.

Phòng ngừa bệnh ở ngựa con

Ngựa con khi được 21 ngày tuổi nên tẩy kí sinh trùng đường tiêu hóa bằng Levamysol 7% tiêm bắp với liều 1 ml/15 kg

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Ngựa bạch: đặc điểm sinh học, phân biệt ngựa bạch với ngựa trắng

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt

Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác