Bật mí cách phòng viêm thanh quản trong mùa hè

20/07/2023 08:49

Cách phòng ngừa viêm thanh quản vào mùa hè

Bật mí cách phòng viêm thanh quản trong mùa hè

Vào mùa hè khá nhiều người bị viêm thanh quản gây đau họng, khàn tiếng, ho dai dẳng... rất có thể do đã mắc phải những thói quen xấu trong mùa hè dưới đây.

Viêm thanh quản được biết đến là tình trạng sưng, viêm thanh quản. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không biết cách điều trị, phòng ngừa sớm bệnh có thể phát triển thành mạn tính gây ảnh hưởng cho sức khỏe, cuộc sống hằng ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, hằng ngày phải nói nhiều, trào ngược axit, hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Thông thường bệnh thường gặp vào mùa đông nhưng một số thói quen xấu trong mùa hè cũng có thể gây tình trạng viêm thanh quản.

Viêm thanh quản có thể dễ bị nhầm lẫn khác với một số bệnh lý đường hô hấp khác. Khi bị viêm thanh quản sẽ có một số triệu chứng phổ biến như:

+ Khàn tiếng

+ Khó phát âm thành tiếng, mất tiếng

+ Cảm thấy đau họng

+ Sốt nhẹ

+ Xuất hiện tình trạng ho dai dẳng

+ Hắng giọng thường xuyên, cảm thấy khó chịu

Những thói quen xấu mùa hè dễ gây viêm thanh quản

Uống nước đá

Nhiệt độ nắng nóng của mùa hè khiến nhiều người thường chọn uống nước đá lạnh thay vì nước mát. Việc uống nước đá lạnh thường xuyên sẽ kích ứng niêm mạc họng, gây ra tình trạng khô rát họng, đau họng, có thể dẫn tới tình trạng viêm thanh quản

Bên cạnh đó, đá lạnh nếu sử dụng các nguồn nước không đảm bảo, có chứa vi khuẩn, virus, tạo điều kiện cho chung xâm nhập vào vùng hầu họng, gây ra các tình trạng viêm, ảnh hưởng cho sức khỏe

Sử dụng điều hoà không đúng cách

Sử dụng điều hòa không đúng cách cũng là một trong những yếu tố gây viem thanh khoản. Để điều hòa ở chế độ nhiệt độ thấp, sử dụng điều hòa quá lâu, không vệ sinnh điều hòa khiến các vi khuẩn, virus, nấm mốc dễ dàng xâm nhập vào bên trong đường hô hấp gây viêm họng, viêm thanh quản, cổ họng bị khô

Uống nhiều rượu bia

Thói quen uống nhiều rượu bia trong mùa hè không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì, sút cân, chán ăn, nghiên rượu, rối loạn tiêu hóa, thoái hóa gan, xơ gan dẫn tới ung thư gan, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở những người có huyết áp cao, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần mà còn có thể gây viêm thanh quản, thậm chí là ung thư thanh quản. Việc lạm dụng bia rượu còn có thể gây suy giảm miễn dịch, khiến virus, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh

Khi bị viêm thanh quản, để giúp giảm các tình trạng khó chịu do những cơn đau thanh quản chúng ta tránh hít phải các chất kích thích, khói thuốc lá. Nên uống nhiều nước giúp cổ họng cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, tránh nói to, nói nhiều, tránh ăn các đồ ăn khô, cứng, nên ưu tiên những thực phẩm mềm lỏng, tăng cường rau xanh, hoa quả, uống mật ong và gừng. Hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, nước đá hoặc nước lạnh.

Nhằm giúp tình trạng viêm thanh quản nhanh chóng hồi phục hãy hít thở không khí ẩm, đặc biệt nếu như sử dụng điều hoà, nên sử dụng thêm máy tạo độ ẩm. Có thể sử dụng acetaminophens, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen để kiểm soát cơn đau

Ngoài ra, một số biện pháp điều trị khác còn có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Điều cần thiết chúng ta nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ tránh khiến tình trạng trở nên nặng hơn.

Cách phòng ngừa viêm thanh quản vào mùa hè

Vào mùa hè hãy hạn chế các yếu tố khiến tình trạng dây thanh bị khô, rát và giúp giảm nguy cơ viêm thanh quản:

+ Tránh hắng giọng

+ Bỏ hút thuốc lá,  tránh hút thuốc thụ động nếu có thể

+ Hạn chế hoặc loại bỏ uống rượu và caffein

- + Sử dụng điều hòa đúng cách, vệ sinh điều hoà thường xuyên, không nên sử dụng điều hoà liên tục trong ngày, để nhiệt độ từ 26-29 độ, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bật điều hòa...

+ Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những nơi có nhiều khói bụi, hoá chất độc hại...

+ Tránh uống nước đá, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng đá từ nguồn nước bị ô nhiễm hoặc môi trường làm đá không đảm bảo

+ Nên vệ sinh tốt họng, súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý,  tránh tiếp xúc với những người bị bệnh truyền nhiễm.

+ Nếu bị trào ngược dạ dày nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa trào ngược bằng cách hạn như tránh ăn khuya, không nhai kẹo cao su, nâng cao gối khi ngủ, tránh ăn các đồ chua, cay,..

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Viêm thanh quản: các loại viêm, chẩn đoán, điều trị

Khó thở thanh quản, chỉ định mở khí quản: Kỹ thuật, tai biến

Bệnh viêm họng: triệu chứng, biến chứng, điều trị

Phòng bệnh trị bệnh viêm phế quản ở chó mèo

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột