Bao lâu nên thay các vật dụng này trong nhà tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

12/11/2020 17:14

Vậy những vật nào sau một thời gian sử dụng cần phải được thay mới?

Bạn có biể tất cả các vật dụng trong nhà đều có hạn sử dụng. Nhưng nếu cố gắng dùng tiếp để tiết kiệm thì có thể bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cơ thể. Vậy những vật nào sau một thời gian sử dụng cần phải được thay mới?

Thớt

Thớt được sử dụng thường xuyên để thái các thực phẩm sống, chín. Nhưng khi thái những thực phẩm sống như: tôm, cá, mực, thịt lợn, thịt bò, thịt vịt,…vi khuẩn trong chúng sẽ còn sót lại dù bạn đã rửa sạch thớt thế nào đi chăng nữa. Đến lúc đặt đồ chín lên trên bề mặt của thớt thì bạn đã vô tình làm nó bị nhiễm khuẩn, ăn vào sẽ khiến cơ thể mắc tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, ung thư gan cùng vô số các bệnh khác. Thớt có càng nhiều vết xước trên thớt thì mức độ nhiễm khuẩn càng lớn.

Do đó để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình hãy cố gắng thay thớt mỗi năm một lần. Trong trường hợp thớt có xuất hiện nấm mốc hãy loại bỏ thớt càng sớm càng tốt, thay thế bằng thớt mới. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất nên sử dụng hai thớt trong gian bếp, một chiếc thái đồ sống và chiếc còn lại để thái các thực phẩm chín. Sau mỗi lần sử dụng lên rửa sạch với nước rửa bát và khử trùng bằng nước sôi để loại bỏ vi khuẩn bám trên bề mặt thớt.

Đũa

Đũa ăn mỗi lần rửa sẽ nứt đi một tí mà mắt thường khó nhìn thấy được. Nếu không được lau khô thì đũa còn sản sinh ra Escherichia coli, aflatoxin, Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus – những chất gây ngộ độc và ung thư được WHO cảnh báo. Do đó, khi ăn phải thì chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột gây những bệnh đáng sợ. Đũa dù có rửa sạch cỡ nào cũng cần phải phơi nắng thường xuyên để tránh ẩm mốc, hạn chế vi khuẩn.

Theo khuyến cáo nên thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Hãy khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, còn những chiếc đũa nào xuất hiện nấm mốc thì vứt đi ngay, tuyệt đối không sử dụng.

Giẻ lau

Bạn có biết một chiếc giẻ mới dùng khoảng 1 tuần trong nhà sẽ chứa khoảng 2,2 tỷ vi khuẩn. Đặc biệt hơn, nếu chiếc giẻ lau đó được sử dụng dưới bếp nơi có nhiều vi khuẩn nhất trong nhà sẽ khiến số vi khuẩn này tăng vọt. Nguy hiểm hơn là còn tăng nguy cơ làm các bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình các bà nội trợ tuyệt đối không được dùng mãi một chiếc giẻ rồi lau mọi nơi, phải vứt rồi thay mới ngay. Sau khi lau chùi nên giặt giẻ bằng cách vò trong nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau vài tuần nếu có điều kiện thì mua khăn mới.

Nếu có thể hãy mua nhiều khăn cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng màu sắc để phân biệt để tránh lây nhiễm chéo

Gối

Gối là một trong những vật dụng được sử dụng hàng ngày. Nhưng bạn có biết theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng 10 – 15% trọng lượng gối thường là những hạt bụi có thể gây nên dị ứng hoặc một số bệnh tình dục. Do đó, Ủy ban về giấc ngủ khuyến cáo mọi người nên thay lõi gối sau mỗi 6 tháng – 2 năm.

Vệ sinh gối bằng cách ngâm trước trong nước nóng trong vòng 10 phút, sau đó phơi khô là được. Đối với những loại không thể giặt được, bạn nên phơi nắng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bẩn bám trên gối.

Bàn chải đánh răng

Lông trên bàn chải đánh răng nếu dùng lâu ngày thì sẽ bị xơ và mềm đi. Lúc này không những nó chẳng thể làm sạch răng hiệu quả, mà còn khiến bụi bẩn dễ bám lại trên chân lông. Một cuộc khảo sát cho thấy, bàn chải cứ sử dụng trên 3 tháng sẽ chứa đầy vi khuẩn và gây nên nhiều bệnh răng miệng.

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng các nha sĩ khuyến cáo nên 2 – 3 tháng thì bạn nên thay bàn chải một lần. Sau khi dùng xong thì rửa sạch sẽ và để nơi khô ráo, không để ở nơi có đọng nước vì các loại bàn chải cao su rất dễ ẩm mốc. Nếu có thể hãy phơi bàn chải đánh răng ra nơi nhiều ánh sáng mặt trời.

Các loại khăn mặt, khăn lông

Bạn có biết những loại khăn lâu ngày này đều chứa các sinh vật như Escherichia coli, Candida albicans, Staphylococcus aureus… Một khi cơ thể suy yếu hay có vết xước, chúng sẽ len lỏi vào và gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Vậy nên bạn hãy thay khăn 3 tháng/lần, thường xuyên giặt, phơi dưới ánh nắng mặt trời và để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh để khăn nơi ẩm mốc. Tuyệt đối không sử dụng chung khăn với người khác. Tốt nhất là đối với những mục đích khác nhau thì dùng khăn khác nhau.

Bột mỳ

Khá nhiều bà nội trợ sau khi sử dụng bột mỳ không hết thường lưu trữ lại để dành cho đợt chế biến món ăn sau. Nhưng nếu để quá lâu bột mỳ sẽ bị mất mùi, thậm chí xuất hiện tình trạng nấm mốc, ảnh hưởng tới hương vị món ăn rất nhiều. Do vậy, 6-12 tháng là thời gian mà bột mỳ có chất lượng tốt nhất.

Lược chải tóc

Lược chải tóc là vật dụng được sử dụng hàng ngày. Nhưng theo các chuyên gia khuyến cáo 1 năm nên thay lược chải tóc một lần. Mỗi tháng một lần bạn nên rửa sạch lược để giữ vệ sinh. Đối với phần chải được làm từ lông, sợi tự nhiên thì 7-10 tháng là khoảng thời gian hoàn hảo nhất để bảo vệ mái tóc, da đầu khỏi nấm, bệnh về da đầu hay mắc phải.

Xơ mướp dùng để tắm

Xơ mướp thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt nên xơ mướp rất dễ sinh nấm mốc và vi khuẩn. Do vậy, bạn nên luộc nó trong nước sôi để triệt sạch vi khuẩn và nhớ thường xuyên thay chúng 6 tháng 1 lần.

Dép

Hơn 50% người đã sử dụng 1 đôi dép hơn nửa năm, 40% người đã đi từ 1 – 3 năm và 10% đã mang từ 5 năm trở lên. Còn về tần suất vệ sinh dép thì 38,83% người có làm ba tháng/lần, 22,24% làm sáu tháng/lần và 7,41% không hề làm. Đáng sợ hơn, có số ít người còn tuyên bố họ chẳng hề quan tâm đến việc này, cứ mang cho tới khi nó hỏng không sử dụng được nữa.

Nhưng dép đi lâu ngay, thường xuyên tiếp xúc với mặt đường đầy khói bụi, vi khuẩn, virus, sản sinh hàng triệu vi khuẩn, gây hôi chân, nấm chân cùng các bệnh ngoài da khác. Nếu chúng ta dùng chung chung thì sẽ lây nhiễm chéo cho nhau.

Do đó, hãy lau đánh rửa dép thường xuyên với xà phòng và phơi dưới nắng để diệt sạch vi khuẩn, nấm,virus. Mỗi khi chuyển mùa thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ rồi đem cất kỹ. Nếu dép dép đã quá bẩn không thể chà rửa được nữa thì nên vứt và thay mới.

Bình chữa cháy

Bình chữa cháy mặc dù có thời hạn sử dụng khá dài, khoảng 15 năm. Nhưng trong quá trình sử dụng, nếu bạn thấy trên bình có vết nứt hoặc lỗ dò thì hãy nhanh chóng thay bình mới.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp