Bạn có biết, ngồi nhiều mắc đủ loại bệnh nguy hiểm

21/10/2016 08:38

những căn bệnh nguy hiểm như ung thư ruột kết, đau dạ dày, bệnh tim mạch, bệnh về xương sống, mắt khi ngồi nhiều

Trước đây chúng ta vẫn thường nghĩ nhữngngười làm trong khối văn phòng là nhàn hạ, sung sướng, tuy nhiên thực tế không phải vậy. Theo các chuyên gia, ngồi nhiều khiến cho cơ thể ít vận động dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như ung thư ruột kết, đau dạ dày, bệnh tim mạch, bệnh về xương sống, mắt…

Theo báo Thanh niên, kết quả từ một nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Mỹ về những người ngồi từ 6 giờ trở lên có nguy cơ tử vong là 37% đối với nữ giới, còn đối với nam giới là 17%. Đây là con số thống kê được công bố trên Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention.

Những căn bệnh đặc trưng

Bệnh về tim mạch

Để có một trái tim khỏe mạnh chúng ta cần vận động và làm việc vừa sức, cân bằng và phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Do đó, chế độ làm việc ngồi nhiều giờ khiến cho sự vận động máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ngắt quãng dẫn đến các vấn đề của hệ tim mạch như trụy tim, suy tim, tắc nghẽn mạch máu.. với các biểu hiện như cao huyết áp, thường xuyên mệt mỏi, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, thiếu ngủ…

Bệnh về mắt và hệ tiết niệu

Tiếp xúc với ánh sáng của máy vi tính liên tục trong thời gian dài khiến cho giác mạc của mắt bị tổn thương rất dễ gây ra các bệnh về mắt như: viêm giác mạc, cận thị, loạn thị, thị lực kém,…Do đó thỉnh thoảng cần nháy mắt liên tục, nhìn ra ngoài trời vài phút và tập các động tác cho mắt thư giãn…

Bệnh liên quan đến trí óc

Ngồi trước màn hình máy vi tính trong nhiều giờ liên tục khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt là những người có áp lực lớn khi làm việc và đây cũng là đối tượng bị nhiều bệnh liên quan đến trí óc nhất.

Những bệnh phố biến như: thiếu máu lên não, đau đầu, rối loạn thần kinh, rối loạn tiền đình… gây nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ hay suy tim với các biểu hiện gồm: mất ngủ, khó ngủ, hay cáu gắt, mệt mỏi… ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất công việc và sức khỏe.

Đặc biệt, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn tới trầm cảm, tâm thần…thậm chí còn khiến bạn có những hành động mất kiểm soát rất khó lường.

Bệnh về xương khớp

Ngồi trong suốt một thời gian dài mà không có sự thay đổi hay di chuyển sẽ tạo áp lực đè nặng lên xương sống khiến cho hệ thống khung xương bị chèn ép dẫn đến sự tổn thương.

Nguy hiểm hơn, nếu để tình trạng này kéo dài thì xương sống và các đốt sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là khi bạn lớn tuổi. Trong đó bệnh gout, loãng xương… cũng do nguyên nhân này mà ra.

Các biểu hiện của bệnh là nhức mỏi, đau vai gáy, xương sống, đau xương vùng đệm, đau lưng dẫn đến các bệnh nguy hiểm hoặc mãn tính như: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy…

Bệnh về đường tiêu hóa

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng đúng vậy, ngồi nhiều sẽ gặp một số bệnh về đường tiêu hóa. Các chuyên gia giải thích khi đường tiêu hóa ít có sự co bóp, nhất là sau khi ăn no lại ngồi ngay thì cơ thể không còn có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi dẫn đến những bệnh về đường ruột, hệ tiêu hóa như đau dạ dày, đại tràng, đại tràng co thắt hay thậm chí còn mắc ung thư dạ dày nếu tiếp tục duy trì thói quen ngồi lâu một chỗ và ít vận động.

Không chỉ vậy, ngồi nhiều cũng là nguyên nhân gây ung thư ruột kết, bệnh trĩ cùng với thói quen ăn uống thiếu chất xơ, nhiều đồ chiên xào, cay nóng….

Bệnh về hệ hô hấp

Ngồi trong điều kiện điều hòa trong suốt nhiều giờ liền sẽ là môi trường thuận lợi cho các bệnh về đường hô hấp như lao, phổi, đau họng, viêm phế quản…Không chỉ vậy, ít vận động cũng khiến cho đường thở gặp trục trặc, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm.

Suckhoecuocsong.com.vn (theo yhocvn.net)

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột