Bài học cảnh giác: Thiệt mạng chỉ vì một chiếc răng sâu

23/03/2017 08:35

Thiệt mạng chỉ vì chủ quan không đi khám khi bị răng sâu

Đối với người Việt Nam việc quan tâm, chăm sóc răng miệng vẫn còn ở tình trạng đối phó nghĩa là chỉ khi răng sưng đau hoặc có vấn gì đó bất thường mới tới bệnh viện. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí tử vong.

Lỗi từ sự chủ quan của  người bệnh

Theo thông tin của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương ngày 17/3 cho biết  có trường hợp một bệnh nhân 67 tuổi, ở Quảng Ninh, bị áp xe má, mang tai, dưới hàm, cạnh cổ bên phải. Trước đó 10 ngày, bệnh nhân bị đau răng, tuy nhiên thay vì đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng, bệnh nhân đã tự dùng thuốc.

Áp xe bướu răng gây biến chứng nặng thậm chí tử vong

Sau khi tự điều trị, bệnh nhân có biểu hiện đau sưng vùng má, lan rộng ra vùng mang tai, vùng dưới hàm, cạnh cổ, miệng không há được và khó thở. Đặc biệt hơn, đây là bệnh nhân tiểu đường thì tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc tăng lên, huyết áp cao và phải nhập viện cấp cứu.

Trước đó một tuần, cũng tại bệnh viện này cũng tiếp nhận một bệnh nhân 74 tuổi, ở Hà Nam. Bệnh nhân bị đau răng số 6 (hàm dưới), đồng thời bị viêm tủy, nhiễm trùng tại chỗ. Do bệnh nhân chủ quan không điều trị đến nơi đến chốn nên đã bị nhiễm trùng lớn. Đến khi quá đau đớn, đến bệnh viện thăm khám thì đã bị áp xe quanh hàm, dưới hàm, sàn miệng, lan sâu đến thành bên hầu…

Tạo thói quen chăm sóc và khám răng miệng thường kỳ

GS Trịnh Đình Hải (GĐ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương) cho biết, những trường hợp nhập viện như hai bệnh nhân kia không phải là hiếm, mà nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của chính người bệnh. Theo đó, nhiều trường hợp do không chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu mà thành bệnh, bệnh biến chứng nặng khiến các bác sỹ phải điều trị vô cùng vất vả, người bệnh phải chi trả tốn kém và chịu đau đớn tột cùng, thậm chí tử vong.

GS Hải chia sẻ “Tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, tuần nào cũng có bệnh nhân nhập viện với tình trạng tương tự như trường hợp trên. Thậm chí có trường hợp nguy cơ tử vong rất cao vì răng sưng, gây áp xe sàn miệng, áp xe thành bên hầu, dẫn đến áp xe trung thất rồi tử vong”.

Tạo thói quen chăm sóc răng miệng định kỳ

Tương tự, BS Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt - BV Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết, các bệnh về răng miệng tuy rất thông thường nhưng có thể nguy cơ gây tử vong. Nhiều người đã phải chịu đựng những đau đớn, tổn thương nặng nề chỉ vì một cái răng sâu hay vì lợi bị sưng… mà điều trị không đến nơi đến chốn.

Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ, lấy cao răng 6 tháng 1 lần để vệ sinh răng miệng, loại trừ nguyên nhân viêm nhiễm. Ngoài ra, cần phải thực hiện đánh răng ngày 2 lần buổi sáng trước khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, súc miệng, sử dụng chỉ tơ nha khoa, tăm nước…

Đặc biệt lưu ý cách chải răng phải đúng, thời gian chải kéo dài, ít nhất 3 phút mỗi lần. Phải để bài chải tại vùng răng định chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để không bỏ sót vùng nào. Để bàn chải nghiêng một góc khoảng 45 độ, đánh bàn chải xoay tròn tại chỗ, chải 30 giây, mặt ngoài mặt trong và mặt nhai…

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo khampha.vn)

Các tin khác

Những loại rau củ giải nhiệt, giàu vitamin tốt cho sức khỏe

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi