5 loại thực phẩm cực tốt cho dạ dày, giảm mỡ nội tạng

08/11/2023 16:32

5 loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, cực có lợi cho dạ dày, thanh lọc ruột

5 loại thực phẩm cực tốt cho dạ dày, giảm mỡ nội tạng

Chế độ ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa trong đó có dạ dày, tăng tích tụ mỡ nội tạng. Nếu tiêu thụ 5 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, cực có lợi cho dạ dày, thanh lọc ruột, giảm mỡ nội tạng, đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn.

Nhằm tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giảm mỡ nội tạng, phòng ngừa các bệnh về dạ dày, tăng cường tiêu hóa, thải độc và trao đổi chất,bệnh đường ruột trong thực đơn hàng ngày hãy bổ sung thường xuyên top 5 loại thực phẩm cực tốt dưới đây.

Thanh long

Thanh long là một trong những loại trái cây phổ biến tại Việt Nam bên cạnh cam, quýt, nhãn, vải, chôm chôm,… Thanh long chứa nhiều các vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, canxi, chất xơ và ma-giê và các khoáng chất khác. Trong một nghiên cứu chỉ ra rằng trong một quả thanh long chỉ có chứa 60 calo nhưng lại chứa đến 2,9g chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Trong khoảng 170 grams thanh long có chứa khoảng 102 lượng calo, 0 grams chất béo, 5g chất xơ, 2g protein, 22g carbohydrate, 13g đường, 1g sắt, 68 miligam maige cùng với nhiều các vitamin khác như vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin E, đồng vi lượng, polyphenol, carotenoids và betacyanin.

Thanh long không chỉ giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất mà còn chứa prebiotic (vi khuẩn đường ruột có lợi). Prebiotic có khả năng cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.  Bởi prebiotic là một loại chất xơ đặc biệt giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột từ đó bảo vệ sức khỏe đường ruột. Việc bổ sung thường xuyên thanh long còn giảm nguy cơ nhiễm trùng trong đường tiêu hóa, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS).

Nhờ chứa hàm lượng calo thấp, cùng với lượng vitamin C, nước có trong thanh long giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, hạn chế được việc tích tụ mỡ thừa, giảm mỡ nội tạng.

Chất xơ hòa tan trong thanh long sẽ làm giảm lượng đường trong máu, mỡ nội tạng nên giúp kiểm soát cân nặng rất tốt.

Hẹ

Hẹ từ lâu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để bảo vệ cho hệ tiêu hóa. Từ xưa nhiều người đã sử dụng hẹ để điều trị các bệnh về táo bón, thúc đẩy tiêu hóa. Nhờ giàu chất xơ, vitamin cùng một số chất cực có lợi cho quá trình co bóp của dạ dày, ruột kết. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy ăn hẹ thường xuyên có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư dạ dày… điều trị các chứng bệnh khó chịu của bệnh đại tràng.

Bên trong hẹ còn có chứa chất allicin, chất này có có thể giảm huyết áp, ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Chất allicin cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Không chỉ có lợi cho dạ dày, đường tiêu hóa, phòng ngừa ung thư dạ dày,… hẹ còn thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất từ đó giúp ích cho quá trình giảm cân trợ giảm cân, đốt cháy mỡ nội tạng hiệu quả. Hẹ có rất ít calories nhưng lại nhiều dưỡng chất có lợi, cứ 100  hẹ tươi chỉ chứa 30 calories, nhưng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe,

Cà chua

Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo.

Cà chua không chỉ chứa hàm lượng vitamin cao hơn 24 lần so với táo và lê, mà còn cải thiện khả năng oxy hóa của cơ thể, loại bỏ các gốc tự do và chất thải khác của cơ thể, bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa huyết khối, giảm lưu lượng đường trong máu, chữa các bệnh mạn tính, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm mỡ…

Cà chua giàu chất xơ hòa tan, chất xơ không tan khi tiêu thụ thường xuyên sẽ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy. Chất xơ có trong cà chua sẽ kích thích nhu động ruột, kích thích hệ cơ trơn tiêu hóa làm tăng lưu thông hơi và dịch tiêu hóa ở khu vực đại tràng nên từ lâu được coi là “thần dược” cho hệ tiêu hóa.

Một vitamin có tên rutin trong cà chua có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng oxy hóa, giảm mỡ nội tạng. Đồng thời, pectin trong cà chua có tác dụng giảm cholesterol trong mạch máu và giảm độ nhớt của máu. Mặc dù có chứa ít calo nhưng thực phẩm này lại rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa có tác dụng trong việc đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, giảm cân.

Củ cải trắng

Cứ 340g củ cải trắng có chứa khoảng 61 calo, carb: 14gr, chất xơ: 5gr, chất đạm: 2gr, vitamin C: 124% DV, vitamin B9: 24% DV, cùng các loại khoáng chất như canxi, magie, kali, đồng cùng các chất chống oxy hoá mạnh mẽ.

Củ cải trắng giàu chất xơ nên khi ăn củ cải là một cách tuyệt vời để bổ sung chất xơ cho cơ thể và giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ có trong củ cải trắng cũng giúp điều chỉnh quá trình sản xuất mật, bảo vệ gan và túi mật được khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ giúp giữ nước, ngăn ngừa táo bón, kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cân nặng ở mức ổn định, giảm mỡ máu hiệu quả.

Nước ép củ cải trắng còn đặc biệt tốt cho dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa loét và viêm bởi chúng có chứa 2 loại enzym: amylase và esterase. Hai loại enzym này khi đi vào bên trong cơ thể sẽ giúp tăng cường khả năng phân giải, hấp thu dinh dưỡng từ carb, protein và chất béo phức tạp có trong thực phẩm ở hệ tiêu hoá, ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón, đầy hơi hiệu quả nên vô cùng có lợi cho những người đang bị tình trạng này. Bổ sung thường xuyên củ cải trắng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư, nhất là ung thư ruột kết (ung thư đại trực tràng) và ung thư phổi.

Bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, vô cùng có lợi cho sức khỏe. Bắp cải được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta đã gọi nó là “Thầy thuốc của người nghèo”, hỗ trợ điều trị các bệnh như đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch, đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa, tiểu đường, hạ đường huyết, nóng trong, viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, chữa ho nhiều đờm, thanh nhiệt, giải độc,...

Nhờ chứa nhiều các vitamin C, vitamin K, vitamin B6, cùng các khoáng chất folate, vitamin, sắt, canxi, magie, kali… khi tiêu thụ thường xuyên bắp cải sẽ giúp chống viêm loét, làm lành những tổn thương, bảo vệ thành dạ dày, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Nhờ giàu chất xơ nên đây được coi là thực phẩm rất tốt để giảm mỡ nội tạng, giảm cân, kiểm soát cân nặng. Khi ăn bắp cải giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn, hỗ trợ làm sạch hệ thống tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm mức cholesterol trong máu

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng bắp cải làm dưa chua, bởi khi làm dưa chua sẽ tăng cường men vi sinh tốt cho sức khỏe đường ruột. Để đảm bảo sức khỏe khuyến cáo không ăn nhiều bắp cải muối chua, bắp cải muối xổi, lên men quá kỹ để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột