5 cách uống cà phê tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư cần loại bỏ gấp
Những cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe
5 cách uống cà phê tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư cần loại bỏ gấp
Cà phê đá (cà phê lạnh) hay cà phê nóng là một trong những thức uống yêu thích của nhiều người giúp mang lại sự tỉnh táo, cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vẫn duy trì một trong 5 cách uống cà phê dưới đây lại mang lại nhiều bất lợi cho sức khỏe thậm chí tăng nguy cơ tiểu đường, ung thư
Cà phê đá dù nóng hay lạnh là thức uống giúp tăng cường tỉnh táo, hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, các loại bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh cũng như ngăn ngừa nguy cơ tử vong sớm, cải thiện khả năng nhận thức, giảm thiểu nguy cơ dẫn đến trầm cảm, kích thích hưng phấn, làm giảm mệt mỏi, buồn ngủ, tiêu viêm, tăng khả năng ghi nhớ, nhận thức và phản xạ,...bã của cà phê được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc da, chăm sóc tóc, tẩy da chết,...
Nhưng có 5 kiểu uống cà phê lại tàn phá sức khỏe, thậm chí còn tăng nguy cơ tiểu đường, gây ung thư cần loại bỏ ngay.
Những cách uống cà phê gây hại cho sức khỏe
Uống cà phê thay nước
Thói quen uống cà phê thay nước có thể dẫn đến tình trạng mất nước, tác động tiêu cực đến làn da, hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng tới mức năng lượng cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Uống quá nhiều cà phê
Cà phê chứa nhiều caffeine giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo tạm thời giúp tập trung vào công việc tốt hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây mất ngủ, khó ngủ thậm chí còn làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.
Do đó nếu chúng ta duy trì thói quen uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có thể có tác động tiêu cực đến tuổi thọ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống cà phê quá nóng
Nếu uống cà phê nóng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Bởi các màng nhầy trong khoang miệng và thực quản rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ cao nhất mà thực quản có thể chịu đựng được là 60°C.
Nếu như nhiệt độ trên 65°C sẽ gây bỏng thực quản, khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ảnh hưởng đến dạ dày, tăng nguy cơ phát triển ung thư gấp 3 lần
Uống cà phê thêm nhiều kem tươi
Nhằm làm tăng hương vị cho cà phê hay tạo nên một thức uống mới độc đáo, mới lạ nên nhiều người khi pha cà phê thường cho thêm kem tươi. Nhưng việc thêm quá nhiều kem tươi vào cà phê có thể làm tăng thêm calo dư thừa, nếu uống quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Uống cà phê thêm nhiều đường
Nhiều người không thích vị đắng của cà phê hay có thói quen uống ngọt nên thường cho nhiều đường vào cà phê để uống. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến đường tích tụ trong máu gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột, da lão hóa nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc tiểu đường và bệnh tim mạch.
Do cà phê cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng và giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn nên tránh uống cà phê sau 2 giờ chiều đến 3 giờ chiều sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, không uống cà phê quá ngọt, cho quá nhiều đường, tránh cho quá quá nhiều kem tươi khi uống cà phê, không nên uống cà phê quá nóng, nên bổ sung các loại nước khác cho cơ thể nhằm cung cấp đủ nước cho cơ thể . Đồng thời, tránh những lo lắng về hàm lượng thuốc trừ sâu có trong cà phê, hãy cân nhắc mua hạt cà phê hữu cơ, nên thêm một ít quế hoặc cà cao giúp tăng hương vị cho cà phê trở nên hấp dẫn hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Uống cà phê đá và cà phê nóng, loại nào tốt hơn?
Sự thật đằng sau cốc cà phê chúng ta uống
Da trắng mịn lên tông bất ngờ nhờ dùng bã cà phê đúng cách
Bệnh nhân tuyến giáp tại sao phải né cà phê?
Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê
Suckhoecuocsong.vn