Xe ô tô bị rung giật khi di chuyển nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Nguyên nhân khiến xe ô tô bị rung giật khi di chuyển, cách xử lý hiệu quả khi xe ô tô bị rung giật
Nhưng nhìn chung hiện tượng rung giật, rung lắc xảy ra khi các bộ phận của xe ô tô như: trục xe, hệ thống phanh, ổ trục bánh xe, lốp xe đang gặp có sự cố mà chủ xe chưa phát hiện ra lỗi.
Nguyên nhân khiến xe ô tô bị rung giật khi di chuyển
Rung lắc ở trục xe
Hệ thống trục xe gặp vấn đề có thể là nguyên nhân gây hiện tượng xe ô tô bị rung giật khi di chuyển, có thể do lỗi trục các đăng. Trục các đăng có thể bị cong vênh do va chạm, dẫn đến ô tô bị rung lắc nhiều khi chạy, nhất là khi bị dằn xóc, di chuyển trên đường gập nghềnh, nhiều ổ gà, đường đất đá khó đi,…
Không chỉ ở phần trục, các khớp nồi đồng bị mòn cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng xe bị rung lắc, hay các tấm cao su, tấm phủ xung quanh những đàu mút của trục truyền động bị rách, khiến cho bụi bẩn, rác trên đường có thể xâm nhập vào phía trong gây hư hại khớp nối thì gần như phải thay thế toàn bộ trục truyền động.
Rung ở trục bánh xe
Vòng bi bánh xe bị lỏng hay hư hỏng cũng có thể khiến xe bị rung lắc nhất là khi chạy ở tốc độ cao. Thông thường vòng bi bánh xe thường rất bền nhưng nếu vòng bi bánh xe bị va đạp mạnh dẫn đến việc bị vỡ, xuất hiện vết nứt khiến xe đi có bị rung “phập phập”, lúc lên lúc xuống
Ngoài ra, rôtuyn hay khớp cầu bị trục trặc cũng có thể khiến bánh xe rung giật hay các khớp bị mòn, thanh chống, hệ thống giảm xóc, thanh buộc… gặp vấn đề.
Rung giật khi phanh
Hệ thống phanh bị lỗi hay gặp vấn đề cũng khiến xe bị rung giạt khi đạp phanh. Do đĩa phanh, má phanh của xe ô tô bị mòn, bị cong vênhdo chịu tác động ngoại lực. Khi má phanh của xe bị mòn, cong vệnh khiến lực bám đều so với các bánh xe khác dẫn đến tình trạng xe bị rung giật.
Bên cạnh đó, khi xe bị rung giật khi phanh cũng có thể do hệ thống bó cứng phanh ABS hoạt động. Bởi theo nguyên lý hoạt động của ABS là nhấp – nhả phanh liên tục để chống bó cứng nên xe thường bị rung khi phanh gấp.
Động cơ gặp vấn đề
Xe ô tô bị rung giật do động cơ đang gặp vấn đề như: bugi, hệ thống đánh lửa đang gặp vấn đề hay kim phun, hệ thống phun nhiên liệu của ô tô bơm xăng/bơm cao áp, lọc xăng/dầu bị hỏng hóc đang gặp vấn đề, lọc gió động cơ bị bẩn, các loại cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến bướm ga bị lỗi, cao su chân máy, cao su chân hộp số bị hỏng,…
Bởi buồng đốt không được cung cấp đủ khí, hệ thống đánh lửa bị trục trặc, không đủ nhiên liệu, khiến cho quá trình đánh lửa động cơ xảy ra vấn đề, không thể hoạt động một cách trơn tru dẫn đến tình trạng nhiên liệu không cháy
Khi xe ô tô bị rung giật do động cơ gặp vấn đề sẽ có biểu hiện như: xe rung khi chạy chậm, nổ máy, giật khi tăng tốc, hay rung giật khi chạy ở một tốc độ nhất định, bị rung thành từng nhịp, bị rung khi chạy chậm hoặc xe khởi động, chạy ổn định nhưng sau một khoảng thời gian xe di chuyển bắt đầu bị rung giật,
Rung lắc ở lốp xe
Như đã biết, lốp xe là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với mặt đường. Sau một thời gian lốp bị mài mòn nhưng không đều có những điểm bị mòn nặng hay có những điểm bị mòn nhẹ. Nếu điểm bị mòn nặng nằm ở mặt lốp sẽ làm xe bị nẩy lên khi chạy, còn nằm ở bên hông của lốp thì xảy ra hiện tượng mất cân bằng động dẫn đến tình trạng lắc lư.
Bên cạnh đó, xe bị rung lắc cũng có thể lốp xe không được cân bằng do trong quá trình gia công chế tạo độ chính xác không thể tuyệt đối.
Cách xử lý hiệu quả khi xe ô tô bị rung giật
Phanh xe
Nếu phanh xe gặp vấn đề hãy đưa xe đến các trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp. Tại đây các chuyên viên sẽ tháo đĩa phanh hoặc trống phanh ra để vệ sinh và nắn lại nếu đĩa bị cong vênh.
Trường hợp đĩa phanh bị mài mòn không đồng đều các chuyên viên chăm sóc xe sẽ sử dụng tới máy tiện để loại bỏ lớp bên ngoài giúp cho bề mặt phẳng và trơn tru hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể khiến tuổi thọ của phanh, ống phanh bị giảm.
Động cơ:
Nếu xe bị rung giật bởi động cơ xe gặp vấn đề hãy tiến hành kiểm tra, xác định bộ phận đang gặp vấn đề. Tiến hành kiểm tra, thay thế bugi mới nhưng nếu bugi vẫn mới, không có dấu hiệu bất thường hãy kiểm tra dây cắm của bugi
+ Kiểm tra bộ lọc khí, bộ lọc nhiên liệu của xe,bướm ga, họng hút,… tiến hành vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn.
+ Nếu các loại cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến bướm ga bị lỗi tiến hành thay thế mới
+ Các cao su chân máy, cao su chân hộp số bị hỏng hãy thay thế mới để đảm bảo động cơ xe hoạt động tốt khi di chuyển.
Trục xe:
Kiểm tra trục các đăng có bị cong vênh hay không để tiến hành thay thế. Thường khi xe bị lỗi trục các đăng thường sẽ phải thay bi chữ thập hoặc cân bằng động lại hoặc phải thay thế mới.
Lốp xe
Nếu lốp xe bị mài mòn dẫn đến tình trạng xe bị rung lắc khi di chuyển hãy chú ý việc lên xuống vỉa hẻ, không đi với tốc độ nhanh qua các đoạn đường nhiều ổ gà, đường đất đá gập nghềnh,…
Lốp xe cần được bơm hơi đúng áp xuất, trang bị thêm 1 đồng hồ kiểm tra áp suất lốp, một máy nén khí dạng mini để bơi hơi trong trường hợp cần thiết.
Nên thay thế lốp xe ô tô sau 5 năm kể từ ngày sản xuất. Nếu sau khi sử dụng lốp vẫn còn tốt nên kiểm tra định kỳ, không sử dụng quá 10 năm, nên đảo lốp định kỳ 6 tháng/lần hoặc sau mỗi 7.000 – 12.000 km tuỳ theo loại lốp.
Trục bánh xe
Nếu kiểm tra, phát hiện trục bánh xe bị lỏng, hư hỏng, bị vỡ hay rôtuyn hay khớp cầu bị trục trặccác khớp bị mòn, thanh chống, hệ thống giảm xóc, thanh buộc… gặp vấn đề tiến hành thay thế mới.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Xe ô tô xả khói đen nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Những dấu hiệu cảnh báo cần thay ngay ống xả ô tô
+ Xe ô tô bị hụt ga do đâu, cách xử lý hiệu quả nhất
Suckhoecuocsong.vn/TH