Tuổi thọ, cân nặng, sinh trưởng của tắc kè

18/07/2018 08:52

Bài viết dưới đây là các tập tính, hình dáng bên ngoài, thức ăn của tắc kè dành cho những người mới nuôi và muốn nuôi muốn tìm hiểu.

Tắc kè sở hữu vẻ ngoài rực rỡ nên được rất nhiều bạn trẻ săn lùng và chăm sóc trở thành thú cưng. Bài viết dưới đây là các tập tính, hình dáng bên ngoài, thức ăn của tắc kè dành cho những người mới nuôi và muốn nuôi muốn tìm hiểu.

Hình dáng:

Tắc kè có đầu , hình như hình tam giác, có phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt

Tắc kè có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm. Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt,khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). ...). Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. Đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của con vật. Tắc kè mất đuôi trị giá bị giảm hẳn.

Tuổi thọ, cân nặng của tắc kè:

Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm,  với trọng lượng dao động 150-300 g.

Tập tính và sinh trưởng:

Tắc kè hoạt động săn mồi về ban đêm là chủ yếu, nó ăn sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 20oC thì tắc kè ngủ đông. Mùa xuân về, thời tiết ấm áp, những tiếng kêu: “tắc kè, tắc kè… è” là tiếng gọi bạn tình trong mùa động dục.

Da tắc kè có nhiều màu óng ánh luôn thay đổi theo môi trường với mực đích ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Nếu khi bắt được tắc kè mà túm lấy đuôi nó, lập tức đuôi sẽ đứt lìa giúp cho tắc kè chạy thoát. Tắc kè cũng giống như con thằn lằn, đứt đuôi là hình thức tự vệ và nó sẽ tái sinh đuôi khác. Tắc kè thuộc họ bò sát nhưng không có nọc độc.

Khi tắc kè được 6 đến 7 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 80g trở lên thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng đẻ một lần mỗi lần đẻ từ 2 đến 5 trứng.Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây sau 2 đến 3 tháng thì nở.Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá đông các thành viên.

Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối các ngón chân có tính bám dính tốt

Cách phân biệt tắc kè đực, cái:

- Con đực gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi có gờ cao, còn con cái gốc đuôi thon, lỗ huyệt lép hơn.

- Dưới lỗ huyệt có hai chấm gọi là chấm dưới huyệt. ở con đực chấm dưới huyệt to như hạt gạo, lồi và rất đen, còn con cái mờ và lép.

- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm, con cái không có.

Thức ăn chủ yếu của tắc kè:

Thức ăn nuôi tắc kè là các loại côn trùng như: châu chấu, dế mèn, cánh cứng, chuồn chuồn, bướm, sâu non mà côn trùng phải còn sống.

Không cho ăn côn trùng  như Gián, bọ xít, bươm bướm..vv đánh bắt ngoài thiên nhiên vì đa số côn trùng thiên nhiên không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ nhiễm sán lải rất cao vì một số loài côn trùng khi ký chủ trứng của nó trên loài khác và luôn ký chủ theo các nang trứng sán . nang trứng larvae sán (tức là thể sán còn nhỏ) theo máu đi đến các cơ quan của tắc kè như gan, não bộ, phổi, mắt v.v.

Một số bệnh thường gặp ở tắc kè:

Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Do tắc kè ăn phải côn trùng trùng đã nhiễm giun sán như  giun đũa, giun móc, sán lá gan, whipworms, các loài Taenia của sán dây, aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides .

Dấu hiệu nhận biết tắc kè bị ký sinh trùng đường ruột: Trong phân bải thải nhiều có nhiều đoạn màu trắng đục chứa rất nhiều trứng ở bên trong ,nang trứng giun màu trắng đục hình tròn hoặc năng trứng hình dẹp. Tắc kè đà bỏ ăn, sình bụng, còi cọc, chậm lớn và chết

Phòng bệnh: Dọn sinh sạch sẽ khu nuôi , sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ. Chuồng nuôi đảm bảo đầy đủ điều kiện ánh sáng, không ẩm ướt. Không cho tắc kè ăn côn trùng chết, côn trùng bắt ở bên ngoài như như cào cào, châu chấu, bướm, ròi bọ , đặc biệt không cho ăn gián

Trị bệnh: Cho tắc kè uống Vitamin tổng hợp Ascorbric Acid 10 grs / 1 kg thể trọng /  tuần 2 lần. Xổ sán lãi định  kỳ 1 tháng/lần.

Bệnh nội ngoại ký sinh:

Bệnh nội ngoại ký sinh do tắc kè ở trong môi trường ẩm ướt, mất vệ sinh, dụng cụ nuôi không sạch sẽ, có ve bám trên da tắc kè hút máu.

Dấu hiệu nhận biết tắc kè bị bệnh nội ngoại ký sinh: Thấy bên ngoài da bị lở loét, có nhiều ký sinh ký chủ bám trên da màu trắng đục hình tròn hoặc dẹp. Tắc kè bị ghẻ lóet , còi cọc, chậm lớn

Phòng bệnh: Dọn vệ sinh sạch sẽ khu nuôi , sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ. Chuồng nuôi đảm bảo đủ điều kiện ánh náng , không ẩm ướt .

Trị bệnh:  Pha cho uống Vitamin tổng hợp Ascorbric Acid 10 grs / 1 kg thể trọng /  tuần 2 lần. Tăng cho ăn nhiều 2 tháng tước mùa đông. Phải xổ sán lãi định kỳ tháng 01 lần.

Bệnh viêm phổi:

Bệnh viêm phổi do tắc kè nhiễm khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thời tiết chuyển mùa ,môi trường ô nhiễm, lây lan nhanh qua đường hô hấp.

Dấu hiệu nhận biết khi tắc kè bị viêm phổi: Tắc kè bỏ ăn, đầu giật liên tục thở khó , mổ khám họng có nhớt đàm rất đặc ,xuất huyết phổi. viêm mô mềm ở hàm và hàm có màu đỏ thẫm do tụ huyết

Phòng bệnh: Dọn vệ sinh sạch sẽ khu nuôi , sát khuẩn và phơi nắng dụng cụ nuôi trong chuồng định kỳ, chuồng nuôi đầy đủ ánh sáng, không để chuồng nuôi bị ẩm ướt.

Một số lưu ý khi nuôi tắc kè:

Do tắc kè không chịu nổi khi nhiệt độ thấp nên che chắn chuồng nuôi bằng vải tối màu, giữ ấm cho tắc kè khi trời lạnh.

Chọn nguồn giống sạch, khỏe ngồn gốc rõ ràng ,kích cỡ đồng

Áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống, Định kỳ diệt khuẩn chuồng nuôi bằng Extra Odyl

Cho ăn thức ăn sạch , cho uống thêm Vitamine tổng hợp Ascorbric Acid tăng sức đề kháng

Xổ sán lải định kỳ

Tắc kè có thân nhiệt thấp và hấp thu nhiệt qua da để điều chỉnh thân nhiệt nên cửa chuồng quay về hướng Đông là tốt nhất để hỗ trợ tắc kè hấp thu nhiệt tốt hơn

Do thể trạng nhỏ. Khi nhiễm bệnh thuờng bỏ ăn ,thể trạng suy nhược rất nhanh do mất nước và thiếu dinh dưỡng .Lây lan nhanh qua đường hô hấp và gây chết hàng loạt. Cần theo dõi thường xuyên và bắt buộc phân loại và tách đàn để có biện pháp điều trị thích hợp

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác