Tích đức, tích phúc có lý trí, đừng rước họa vào thân
Tích đức, tích phúc cần có lý trí nếu không sẽ rước họa vào thân
Tích đức, tích phúc có lý trí, đừng rước họa vào thân
1. Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.
2. Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.
3. Đừng buông lời làm tổn thương người khác khi bạn đang tức giận. Chớ lý giải, đánh giá người khác chỉ với đôi tai.
4. Đừng giúp ai đó việc quá sức mình, nếu chuyện không thành, họ chẳng những không biết ơn mà còn trách móc.
5. Ác quá thì bị người đời oán trách, mà tốt quá lại là một cái tội. Đừng cái gì cũng nghĩ cho người khác. Mình không vui, không hạnh phúc sao có thể giúp được ai.
6. Tha thứ cho người nào đó nhưng trong tâm bạn vẫn không thể vui là vì bạn vẫn còn oán hận và bạn đã quên mất một điều là tha thứ cho chính mình.
7. Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.
8. Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.
9. Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ lại chút khoan dung cho mình.
10. Được yêu quý chớ nên cậy thế, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.
11. Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, tích chút phúc cho mình.
Nhưng cũng nên nhớ rằng
12. Nước trong quá thì không có cá
Người tốt quá lại chẳng ai thương.
13. Thương người như thể thương thân
Thương thân mình trước khi đi thương người.
14. Lương thiện nên đi cùng lý trí,
Lý trí không tồn tại thì lòng tốt là vô nghĩa.
15. Cuộc đời có hai loại người đáng sợ nhất: kẻ có tất cả mọi thứ trong tay, và kẻ không còn gì để mất
Suckhoecuocsong.vn