Quy trình cấy tóc, những điều cần lưu ý khi cấy tóc

22/07/2021 11:14

Quy trình cấy tóc được thực hiện như thế nào, khi cấy tóc cần lưu ý những điều gì, biến chứng, tác dụng phụ của việc cấy tóc

Quy trình cấy tóc, những điều cần lưu ý khi cấy tóc

Những người bị hói đầu cục bộ, tóc mỏng tự nhiên, rụng tóc nhiều muốn mái tóc của mình trở lên dày hơn, bồng bềnh hơn thường lựa chọn đến phương pháp cấy tóc. Quy trình cấy tóc được thực hiện như thế nào, khi cấy tóc cần lưu ý những điều gì.

Cấy tóc là gì?

Cấy tóc là biện pháp chắp thêm tóc vào khu vực của phần da đầu có ít tóc hoặc không có tóc. Tóc cấy được lấy từ vùng tóc dày hơn hoặc từ các bộ phận khác trên cơ thể. Thủ thuật cấy tóc thường được thực hiện ở phòng y tế bằng cách gây tê tại chỗ. Sau khi thực hiện thủ thuật cấy tóc sẽ tăng lượng tóc và cải thiện độ dày của tóc.

Mặc dù cấy tóc thường mang lại hiệu quả hơn các liệu pháp sử dụng thuốc điều trị nhưng thủ thuật này chỉ có 10 - 80% tóc sẽ phát triển trong 3 - 4 tháng sau cấy tóc, tóc cấy sẽ mỏng dần theo thời gian, việc cấy tóc thường kém hiệu quả với người có rối loạn hoặc mất chức năng nang lông.

Không phải bất cứ ai cũng phù hợp với thủ thuật cấy tóc mà, thủ thuật này chủ yếu được sử dụng để phục hồi tóc đối với người bị hói đầu, mỏng tóc tự nhiên, rụng tóc do chấn thương, không được sử dụng cho người bị hói đầu lan rộng, rụng tóc do hóa trị, rụng tóc do sử dụng thuốc, sẹo da đầu.

Biến chứng, tác dụng phụ của việc cấy tóc

Mặc dù thủ thuật cấy tóc được coi là an toàn, không gây nguy hiểm cho tính mang nếu được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật có trình độ và giàu kinh nghiệm thực hiện, thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có chứng nhận. Nhưng do một vài nguyên nhân nào đó, các ca thực hiện phẫu thuật có thể biến chứng, tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của việc cấy tóc phải kể đến như:

+ Vùng da cấy tóc bị nhiễm trùng

+ Đóng vảy, chảy mủ xung quanh vị trí phẫu thuật

+ Đau da đầu, sưng tấy, ngứa

+ Viêm lang lông

+ Mất cảm giác xung quanh vị trí phẫu thuật

 + Vùng tóc được cấy ghép không khớp với tóc xung quanh hoặc mỏng hơn rõ rệt

+ Có thể xuất hiện tình trạng tiếp tục rụng tóc nếu tóc vẫn còn chưa mọc

+ Xuất hiện sẹo trên da đầu

Quy trình thực hiện cấy tóc thực hiện như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rụng tóc, loại cấy ghép, các yếu tố sức khỏe khác mà các bác sĩ sẽ thực hiện một trong trong hai phương pháp cấy ghép: FUSS hoặc FUE.

Chuyển nang (FUE)

Phẫu thuật FUE liên quan đến việc cạo phần sau đầu và sau đó lấy từng nang tóc để cấy, ngược với việc lấy toàn bộ dải da đầu. Khu vực cho tóc sẽ hồi phục tương đối tốt, chỉ để lại những chấm nhỏ nhưng chúng được bao phủ bởi tóc xung quanh.

Bước 1: Cạo sạch lông ở phía sau đầu, khử trùng khu vực tóc được lấy để cấy và gây tê cục bộ

Bước 2: Lấy các nang riêng biệt ra khỏi đầu, lúc này sẽ thấy các vết nhỏ, nơi nang tóc được lấy ra

Bước 3: Các bước tiếp theo tương tự với quy trình FUT, bác sĩ sẽ tạo các lỗ nhỏ trên da dầu và ghép các nang tóc vào lỗ.

Bước 4: Băng chỗ phẫu thuật bằng băng hoặc gạc.

Cấy tóc tự thân FUE là một trong những phương pháp cấy tóc hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay được nhiều người chọn lựa để cấy tóc.

Sau khi thực hiện thủ thuật cấy tóc phần da đầu có thể khá nhạy cảm. Bác sĩ sẽ băng khu vực cấy trong một vài ngày, có thể kê đơn thuốc giảm đau, một loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc thuốc chống viêm để ngăn ngừa sưng như thuốc: ibuprofen (Advil), thuốc chống viêm như steroid đường uống, Finasteride (Propecia) hoặc minoxidil (Rogaine) để giúp kích thích mọc tóc

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật thực hiện. Thông thường, cắt và ghép các nang lông đơn lẻ có thời gian phục hồi nhanh hơn. Phần lớn tóc cấy sẽ rụng trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật cấy tóc. Tóc mới mọc lại sẽ xuất hiện ở khu vực được cấy ghép trong vòng vài tháng, với tốc độ phát triển 1,2cm mỗi tháng.

Ghép đơn vị nang (FUT)

Cấy ghép đơn vị nang (FUT) còn được gọi là phẫu thuật dải đơn vị nang (FUSS). Vùng da này thường là mặt sau đầu. Vết cắt được đóng lại và che bởi tóc xung quanh. Dải da đầu lấy ra được chia thành các phần nhỏ gọi là mảnh ghép, mỗi miếng chỉ chứa một hoặc một vài sợi tóc. Bác sĩ sẽ định vị những miếng ghép này tại khu vực hói.

Bước 1: Trước khi bắt đầu cấy ghép, bác sĩ sẽ khử trùng khu vực tóc được lấy để cấy và gây tê cục bộ. Thuốc an thần cũng được sử dụng trong thời gian thực hiện thủ thuật.

Bước 2: Sử dụng dao mổ để rạch bỏ một phần da dầu, thường ở sau đầu hoặc hai bên thái dương, với kích thước dao động từ 15 - 25cm.

Bước 3: Khâu lại vùng da đầu bị cắt

Bước 4: Tách dải da dầu thành những mảnh nhỏ hơn bằng dao mổ. Bác sĩ có thể chia mảnh ghép thành 2000 mảnh nhỏ hơn. Trong đó, một số mảnh ghép chỉ chứa một sợi tóc.

Bước 5: Tạo ra lỗ nhỏ trên da dầu để cấy tóc bằng kim hoặc lưỡi dao

Bước 6: Chèn các sợi tóc từ mảnh da đầu đã cắt bỏ vào các lỗ được tạo

Bước 7: Băng chỗ phẫu thuật bằng băng hoặc gạc.

Lưu ý:

Lượng tóc được ghép phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng tóc, phạm vi cấy ghép, loại tóc, màu tóc

Những điều cần lưu ý khi thực hiện cấy tóc

Trước khi cấy tóc:

+ Người chuẩn bị thực hiện cấy tóc hãy ngừng hút thuốc ít nhất 1 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật cấy tóc

+ Không uống rượu hay đồ uống có cồn trong 3 ngày trước khi phẫu thuật.

+ Không cắt tóc trước khi phẫu thuật, hãy để khu vực lấy tóc phát triển tóc đầy đủ cho việc cấy ghép

+ Nên xoa bóp da đầu khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi phẫu thuật, mỗi lần tối thiểu 10 phút để giúp làm mềm da, cải thiện tông màu da, tăng tuần hoàn máu tại khu vực cấy ghép

+. Ngừng dùng aspirin hoặc bất kỳ thuốc kháng viêm nào 2 tuần trước khi phẫu thuật.

+ Tránh dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta và thuốc làm loãng máu 2 tuần trước khi phẫu thuật cấy tóc.

+ Đối với những người trên 45 tuổi trước khi phẫu thuật cấy tóc cần thực hiện các xét nghiệm như ECG hoặc xét nghiệm máu.

+ Ngưng dùng bất kỳ chất bổ sung vitamin tổng hợp/khoáng chất hoặc chất bổ sung thảo dược nào, như Gingko Biloba, 2 tuần trước khi phẫu thuật cấy tóc.

Sau khi cấy tóc:

+ Cần giữ băng cố định, sạch sẽ và khô ráo tránh tình trạng bị nhiễm trùng khu vực cấy ghép tóc

+ Trong ba đêm đầu tiên sau khi phẫu thuật, bạn hãy ngủ ở vị trí nửa nằm nửa ngồi, sử dụng một vài chiếc gối để nâng cao đầu.

+ Có thể sử dụng túi nước đá để giảm sưng hoặc chảy máu trong tuần đầu tiên nhưng không đặt nó vào vùng ghép.

+ Không chạm vào hoặc cậy khu vực ghép mới dù có ngứa hoặc đau nhức khó chịu đến đâu để tránh tình trạng phần đã ghép sẽ rơi ra trước khi mọc tóc mới.

+ Không uống rượu hay đồ uống có cồn trong 48 giờ đầu sau khi phẫu thuật

+ Ngừng hút thuốc lá khoảng 1 tháng sau phẫu thuật

+ Sau khi phẫu thuật cấy tóc vài ngày mới gội đầu, sử dụng dầu gội đầu nhẹ trong vài tuần đầu tiên.

+ Có thể trở lại làm việc hoặc các hoạt động bình thường trong khoảng 3 ngày.

+ Tuyệt đối không ấn bàn chải tóc xuống vết ghép mới trong khoảng 3 tuần.

+ Không đội bất kỳ mũ hoặc áo sơ mi chui đầu và áo khoác nào cho đến khi bác sĩ cho phép

+ Không tập thể dục trong khoảng một tuần.

+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi da đầu vẫn còn màu hồng và sưng.

Hi vọng những thông tin trên đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình cấy tóc, các chuẩn bị trước và sau khi cấy tóc.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cấy lông mi: những điều cần biết

Chăm sóc tóc nối đúng cách, những điều lưu ý quan trọng

Có nên nối tóc không, tác hại tiềm ẩn khi nối tóc

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Mẹo chăm sóc da sau khi tẩy lông mặt chuẩn xác

Bí quyết tẩy lông mặt từ nguyên liệu tự nhiên cực đơn giản

Mẹo dưỡng trắng da từ rau mồng tơi cực đơn giản

Mẹo chăm sóc da mùa thu hạn chế da khô hiệu quả

Mẹo chăm sóc da với rau má giúp trị mụn, dưỡng ẩm cực tốt

Mẹo chăm sóc da chuẩn xác khi thời tiết giao mùa

Thói quen đắp mặt nạ khiến da kích ứng, lão hóa nhanh

Cách nặn mụn đầu đen đúng chuẩn tránh gây hại cho da

Thói quen chăm sóc da dầu cần bỏ ngay

Bí quyết chăm sóc da sau khi tiếp xúc với nước mưa