Phòng và điều trị một số bệnh rắn thường mắc phải

21/05/2019 15:05

Hướng dẫn cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở rắn

Bệnh tụ huyết trùng ở rắn

Nguyên nhân: Do rắn bị nhiễm vi khuẩn Pasteurella

Biểu hiện: Rắn bỏ ăn, đầu rắn sưng to dân và chết. Khi mắc bệnh tụ huyết trùng rắn chết khá nhanh. Nếu mổ sẽ phát hiện thấy khối sưng trên cổ và đầu thường có mùi thối

Phòng và điều trị bệnh :Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, sử dụng Tetracyclin: 10mg/kg thể trọng, Gentamycin: 2-4mg/kg thể trọng.

Bệnh sán lá gan, sán 18 móc, giun tròn, giun đũa

Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường tiêu hóa như giun đũa, giun móc, sán lá, whipworms, các loài Taenia của sán dây, aelurostrongylus, paragonimiasis và Strongyloides

Triệu chứng: Dưới da có cục u nhỏ, phân rắn bài thải nhiều nang trứng sán mày trắng đục

Điều trị: Khi rắn bị nhiễm sán sử dụng Fenben 1 gr / dưới 3 tháng - 2 grs / trên 3 tháng (Pha dung dịch cồn 90%). Pedomcad 1 ml / dưới 3 tháng - 2 ml / trên 3 tháng + Những rắn có triệu trứng nhiễm bệnh cần nuôi cách ly và điều trị bang kháng sinh.

+Vệ sinh chuồng nuôi trước khi nuôi rắn.

+ Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của rắn để xử lý bệnh càng sớm càng tốt.

+ Những rắn có triệu trứng nhiễm bệnh cần nuôi cách ly và điều trị bang kháng sinh.

Rắn kém ăn

Nguyên nhân: Do môi trường nuôi dưỡng của rắn thiếu ánh sáng, trật trội, nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi không thích hợp cho sự phát triển của rắn.

Triệu chứng: Rắn kém ăn, mệt mỏi nằm im một chỗ, biến đổi màu da, khó lột xác, hay xuất hiện các vùng nhiễm trùng trên cơ thể.

Phòng và điều trị: Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, cải thiện lại hệ thống chuồng nuôi, điều kiện nuôi nhốt và cung cấp ánh sáng thích hợp cho rắn. Bổ sung các loại vitamin cho rắn vào chế độ ăn hàng ngày của rắn.

Bệnh sán dây ở rắn

Nguyên nhân: Do nguồn thức ăn của rắn có chứa trứng sán, mầm bệnh sán khi rắn ăn vào khiến rắn bị nhiễm sán dây

Biểu hiện: Khi bị nhiễm sán dây rắn còi cọc, chậm lớn và ăn ít.

Phòng và điều trị: Hiện nay chưa có cách đặc trị, người nuôi khi phát hiện rắn bị nhiễm sán dây hãy tách riêng rắn ra khỏi chuồng nuôi tránh làm lây nhiễm bệnh cho các con rắn khác.

Bệnh ghẻ lở ngoài da

Nguyên nhân: Rắn xuất hiện bệnh ghẻ lở ngoài do nguyên nhân chủ yếu do chuồng nuôi qua ẩm nhất là vào mùa mưa, trời nồm, da rắn bị trày xước lâu ngày không được phát hiện kịp thời.

Biểu hiện: Da rắn xuất hiện các vết ghẻ, lở loét gây tróc da. Rắn phát triển trậm còi cọc, rắn ăn ít hơn bình thường.

Phòng và điều trị bệnh ghẻ lở ở rắn: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống ghẻ cho vật nuôi, bôi thuốc trực tiếp vào vết ghẻ. Tắm rắn qua nước muối pha loãng hoặc ngâm rắn trong dung dịch thuốc Ampicilin với khoảng 500mg và 2 lít nước trong 20 phút.

Bệnh viêm phổi ở rắn

Nguyên nhân: Do thời tiết thay đổi đột ngột, mùa đông chuồng nuôi bị gió lạnh lùa vào.

Phòng và điều trị: Vào mùa đông nhiệt độ lạnh hãy che chắn kỹ chuồng nuôi rắn tránh chuồng nuôi bị gió lạnh lùa vào khiến rắn bị lạnh.

Nếu phát hiện rắn có biểu hiện bệnh viêm phổi hãy tách riêng để theo dõi. Rắn bị bệnh quá nặng nên hủy bỏ để tránh lây bệnh cho cả chuồng nuôi.

Bệnh tiêu chảy ở rắn

Nguyên nhân: Thức ăn ôi thiu, khiến sức đề kháng giảm không tiêu hóa thức ăn

Biểu hiện: Chuồng rắn đột nhiên có mùi chua hoặc tanh của thức ăn chưa được tiêu hóa hết, có hiện tượng nôn, ói ra mồi, bệnh làm rắn gầy đi rất nhanh và kiệt sức, có thể làm chết rắn

Phòng và điều trị: Phát hiện dấu hiệu của bệnh tiêu chảy trong tất cả các bữa ăn cần trộn vitamin giúp rắn tiêu hóa và tăng khả năng đề kháng, có thể dùng vitamin B1 hoặc B.complex. Trộn Vi sinh vật có lợi giúp rắn tiêu hóa thức ăn

Bệnh xuất huyết – sình hơi – trụy tim

Nguyên nhân: Vi khuẩn l Edwardsiella ictaluri gây ra

Biểu hiện: Rắn ăn kém hoặc bỏ ăn, xuất hiện đốm xanh (Vỡ mật) dưới bụng gần hậu môn, xuất huyết trong ruột, vùng miệng có nhớt, đường ruột, bụng trướng to, xoang bụng bị viêm xuất hiện hoại tử màu xanh vùng gần hậu môn, phân nhão và nhiều dịch nhầy có mùi hôii

Điều trị: Khi rắn bị mắc bệnh có thể dùng: Ceentreatfam 2 grs / dưới 3 tháng - 3 grs / trên 3 tháng. Ascobric Acid 9.300 4 grs / 1kg thể trọng. Pedomcad (doperidone) 2 ml / dưới 3 tháng - 4 ml / trên 3 tháng. Levovil (Levofloxacin) 2 ml / dưới 3 tháng - 2 ml / trên 3 tháng

Bệnh gan thận mủ, phù nề ở rắn

Nguyên nhân: Do rắn bị nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

Triệu chứng: Rắn bỏ ăn, hoạt động chậm, bụng và miệng sưng cứng, da không bóng, giảm và bỏ ăn, đột tử nhanh, da sừng lên, mổ khám thấy gan thận có mủ màu vàng, trắng nhỏ. Rắn chết và gầy

Điều trị: Để điều trị bệnh gan thật mủ người nuôi sử dụng: Thido treat farm 2 grs / dưới 3 tháng - 3 grs / trên 3 tháng. Ascobric Acid 9.300 4 grs / 1kg thể trọng. Hoặc Nocouch (extromethorphan 5mg/5ml, Chlorpheniramin 5mg/5ml, Guaiphenesin 50mg/5ml) 2 ml / dưới 3 tháng - 3 ml / trên 3 tháng. Cách khác dùng Levovil 2 ml / dưới 3 tháng - 4 ml / trên 3 tháng

Thiếu hụt dinh dưỡng

Nguyên nhân: Do chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin D2, thức ăn không tốt

Biểu hiện: Rắn chậm lớn còi cọc, phát triển chậm hơn so với những con rắn khác trong chuồng nuôi.

Phòng và điều trị: Khi phát hiện rắn chậm lớn hơn so với những con khác trong chuồng nuôi hãy bổ sung các loại vitamin A, vitamin nhóm B và vitamin D2 trong thức ăn. Bên cạnh đó, lựa chọn thức ăn sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng tránh gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Suckhoecuocsong.vn/Theo Kythuatnuoitrong

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác