Phòng và điều trị một số bệnh ở cá bảy màu
Điều trị bệnh thường gặp ở cá bảy mầu
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá bảy màu thường gặp phải những tình trạng chết hàng loại do bệnh hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường nước nuôi không đảm bảo. Vậy phải làm gì khi cá bảy màu bị bệnh?
Bệnh xù vảy ở cá bảy màu
Nguyên nhân: Do nước nuôi bị hàm lượng muối cao, không đúng tỷ lệ muối cho phép.
Dấu hiệu: Khi cá nhiễm bệnh cá có hiện tượng xù vảy. Nếu không được chữa trị kịp thời vảy cá sẽ bị ăn mòn và rụng, nghiêm trọng có thể làm chết cá.
Cách phòng và điều trị bệnh xù vảy ở cá bảy màu: Sử dụng phương pháp sủi oxy nhẹ và tạm thời không cho ăn trong khoản thời gian mấy ngày. Hoặc sử dụng thuốc Tetra để chữa trị.
Cá bảy màu chết hàng loạt
Nguyên nhân: Cá bảy màu chết hàng loạt do yếu tố môi trường là chủ yếu. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước nuôi trong bể nuôi. Do trong quá trình chăm sóc người nuôi cho cá bảy màu ăn quá nhiều, thức ăn bị dư thừa, sẽ lắng xuống đáy bể. Lâu dần như vậy sẽ khiến nguồn nước bị bẩn, gây ra các bệnh cho cá.
Phòng ngừa cá bảy màu chết hàng loạt:
Do cá bảy màu ăn khá ít, không tốn nhiều thức ăn do vậy để tránh thức ăn bị dư thừa, sẽ lắng xuống đáy bể. Nên mỗi lần cho cá bảy màu ăn nên cho chúng ăn một ít thôi, tránh dư thừa thức ăn gây ra ô nhiễm cả bể. Nếu trong bể nuôi bạn trồng rong đuôi chó, hay các loài rong rêu thì bạn hãy cho chút ăn ít thức ăn thời gian cho ăn có thể 2-3 ngày một lần là được.
Bên cạnh đó hãy kiểm tra nước thường xuyên nếu như có dấu hiệu của ô nhiễm thì nên vệ sinh tổng thể toàn bể.
Những loại thức ăn bị quá hạn sử dụng, hay chất lượng kém cũng dẫn đến cá bị bệnh không nên cho cá ăn
Tình trạng stress ở cá bảy màu
Dấu hiệu: Cá bảy màu thường tụ ở góc bể, khi vỗ vào thành bể thường xuất hiện rung động dữ dội và bắn mình lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống, đồng thời cột sống lưng của cá có hiện tượng bị cong.
Phòng và điều trị tình trạng stress ở cá bảy màu: Sử dụng thuốc Tetra Nhật, sử dụng 1gr thuốc cho0 khoản 200 lít nước, mỗi ngày thay bỏ nước 30 % và thêm nước mới cùng 1gr thuốc.
Bệnh cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi ở cá bảy màu
Nguyên nhân: Do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do người chơi cá thường xuyên thay nước hoặc nguồn nước có nhiều muối hột
Dấu hiệu khi mắc bệnh phía đuôi cá bảy màu có dấu hiệu bị cụp đuôi / thối đuôi/ túm đuôi ảnh hưởng đến vẻ ngoài của cá bảy màu
Phòng và điều trị bệnh cụp đuôi/thối đuôi/túm đuôi ở cá bảy màu:
Bước 1: sử dụng Tetra Nhật ( loại 5g) sử dụng bỏ 1/20 gói vào bể cá 25 lít .
Bước 2: người chơi cá bảy màu sử dụng máy sưởi để ổn định nhiệt độ khoảng 31-32 độ C.
Bước 3: Bắt đầu thả cá vào, sau 1 ngày thay 50% nước. Chú ý đến ngày thứ 3 thay 50 % nước tiếp theo và sử dụng kết hợp thêm 1 lít muối.
Sau khi thấy tình trạng đuôi của cá được cải thiện, sau 3 ngày đuôi cá trở lại bình thường.
Bệnh đốm trắng ở cá bảy màu
Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở cá bảy màu chính là do kí sinh trùng đơn bào gây ra.
Dấu hiệu: Đốm trắng ở cá bảy màu thường xuất hiện ở đuôi cá, có hình dạng đốm màu trắng giống những hạt muối cỡ to. Sau một thời gian những đốm trắng có biểu hiện sưng, nếu cá không được phát hiện và điều trị kịp thời cá có thể bị chết.
Phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở cá bảy màu: Sử dụng Sulphat đồng (0.15- 0.20ppm). Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc khác như malachite green, formalin và methylene blue để điều trị nhanh chóng.
Lưu ý: Khi sử dụng Malachite green để điều trị bệnh đốm trắng nên tránh việc sử dụng dưới ánh sáng mặt trời trong suốt quá trình điều trị và nhớ luôn sử dụng găng tay khi sử dụng.
Tình trạng bị lắc ở cá bảy màu
Đi kèm với các tình trạng bị túm đuối/ cụp đuôi, cá cảnh bảy màu thường xuất hiện tình trạng bị lắc.
Dấu hiệu: Cá bảy màu thường bơi ở trên bề mặt nước, không linh hoạt và vãy túm. Sau đó, cá có tình trạng bỏ ăn, ốm và chết dần.
Phòng và điều trị tình trạng bị lắc ở cá bảy màu: Sử dụng khoảng 2 nắm muối hột vào bể 60 mức nước . Sau đó, sử dụng chế độ sưởi ở nhiệt độ từ 31-32 độ c
Tiếp đến thay nước từ 10-20 %, bổ sung thêm muối và bắt đầu sưởi tiếp. Theo dõi khoảng 3 ngày , cá sẽ cải thiện.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng lượng nhỏ thuốc Tetra Nhật nhằm mục đích dưỡng cho cá mau khỏi.
Do đó để hạn chế tình trạng cá bị nhiễm bệnh người nuôi cần chú ý những điều sau đây:
+ Cách ly cá mới trước khi cho vào bể
+ Nên mua cá bảy màu có chất lượng tốt, hoặc phù hợp nuôi chung với nhau.
+ Tránh làm cá bị strees với cầm mạnh tay, thay đổi đột ngột môi trường sống, hoặc bị cá khác bắt nạt.
+ Tuyệt đối không dùng lại vợt đã sử dụng để vớt cá bị bệnh.
+ Không cho cá ăn quá nhiều thức ăn
+ Hãy nhớ không chuyển nước từ bể cách ly sang bể chính.
+ Không để kim loại (gốc sắt) tiếp xúc với nước bể cá.
+ Khi cá bị mắc bệnh hãy bỏ cá bị bệnh sang bể cách ly để chữa trị.
Suckhoecuocsong.vn/TH