Phần thưởng của vua
Phần thưởng của vua
Một hôm, nhà vua vi hành trên phố. Một đám học sinh vừa tan học vè vui vẻ hớn hở chạy tung tăng trên phố.
Chúng nhìn thấy nhà vua liền lễ phép hành lễ. Trong số đó có một cậu bé có gương mặt bầu bĩnh như trái táo với cặp mắt thông minh lanh lợi. Nhà vua rất thích cậu bé ấy liền hỏi một số câu hỏi, cậu học trò nhỏ tuổi trả lời liền mạch rõ ràng. Nhà vua rất hài lòng bèn rút ra một đồng tiền cho cậu bé coi như phần thưởng.
Nhưng cậu bé lại một mực lắc đầu không lấy. Vua thấy lạ hỏi tại sao lại không muốn lấy, cậu bé trả lời: “Cháu lo mẹ cháu nghĩ là cháu ăn trộm tiền”.
“Ôi, cháu bé ngốc này, sao cháu không nói với mẹ đó là phần thưởng vua ban cho?”
Cậu bé xua xua tay nói: “Không được đâu ạ, mẹ cháu sẽ nói, nếu là vua ban tại sao chỉ có một đồng tiền thưởng? Giàu có như người tại sao lại làm như vậy được?”
Nhà vua cười lớn, cho rằng cậu bé nói rất có lý, liền thưởng cho cậu bé số tiền lớn hơn, còn hẹn với cậu ngày vào cung chơi.
Đến hôm hẹn, cậu bé đi về hướng hoàng cung nhưng vừa đến nơi bị người gác cổng giữ lại bên ngoài. Cậu bé đành kể lại cho người gác cổng nghe chuyện nhà vua đã hẹn với cậu như thế nào nhưng lính gác không tin nhà vua lại có thể hẹn gặp một đứa trẻ như cậu. Không còn cách nào khác cậu bé đành phải kể lại câu chuyện cậu đã được vua thưởng tiền và hẹn đến cung gặp cho người lính gác cổng nghe.
Lính gác nghe thấy “tiền” thì rất hứng thú bèn nói với cậu bé: “Thôi được, ta cho cậu vào, nhưng nếu nhà vua cho cậu phần thưởng gì thì cậu phải nhớ chia phần cho ta nghe chưa!”
“Được, bất luận nhà vua thưởng cho cháu cái gì cháu cũng chỉ lấy 1 phần 100 còn 99 phần còn lại sẽ dành hết cho chú, như vậy có được không ạ?”
Tên lính gác nghe thấy vậy liền mở cờ trong bụng nhưng vẫn không thấy yên tâm lắm liền nói lại một lần nữa: “Đứa trẻ như ngươi nói có giữ lời không đấy?”
“Đương nhiên là cháu sẽ giữ lời rồi” cậu bé trả lời dứt khoát.
Đến lúc đó lính gác mới cho cậu bé đi.
Cậu bé gặp được vua, nhà vua vui mừng cầm tay cậu bé hỏi một số câu hỏi về đất nước và lịch sử, ai ngờ cậu bé trả lời rất lưu loát. Nhà vua rất vui và ngạc nhiên, cậu bé thật thông minh hiếm có, nhà vua muốn trọng thưởng cho cậu bé nên hỏi cậu thích được thưởng thứ gì.
Cậu bé liền trả lời ngay rằng: “Thưởng cho cháu 100 gậy”.
Nhà vua không hiểu và muốn cậu bé thu lại lời thỉnh cầu đó. Nhưng cậu bé vẫn kiên quyết phải đánh, nhà vua đành phải cho người mang gậy đến.
Cậu bé lại nói: “ Thưa bệ hạ, xin người hãy đánh cháu một gậy còn lại chín mươi chín gậy kia hãy thưởng cho người lính gác cổng thành”.
Nhà vua ngạc nhiên: “Tại sao lại như vậy?”
Cậu bé liền kể cho nhà vua nghe cậu bé đã bị giữ lại ở cổng thành như thế nào, sau đó đã phải nhận lời với linh gác là sẽ phải chia chín mươi chín phần trong phần thưởng nhà vua ban cho cho tên lính gác, làm như vậy lính gác mới cho cậu được vào gặp nhà vua.
Nhà vua nghe xong rất tức giận, truyền lệnh dùng gậy gỗ đánh nhẹ cậu bé một gậy còn chín mươi chín gậy đánh thật mạch tên lính gác kia.
Sau đó, cậu bé thông minh được vào cung học, sau này khi lớn lên trở thành tể tướng bên cạnh nhà vua.
Gà trống biết đẻ trừng
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói rõ với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
Muôn tâu Đức Vua - Cậu bé đáp - bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ làm sao được!
Cậu bé bèn đáp:
- Muôn tâu, vậy sau Đức Vua lại ra lệnh cho làng con nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
Lấy tro bện thành dây thừng
Nước Việt ta từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều người tài giỏi. Câu chuyện "Thử tài" đã chứng thực điều này.
Xưa, có một cậu bé rất thông minh. Vua nghe tiếng đồn nên muốn thử tài, ông cho gọi cậu đến và bảo:
- Ngươi hãy về lấy tro bếp để bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng lớn.
Cậu bé về đến nhà, nhờ mẹ chặt cây tre trong vườn đi, chẻ nhỏ thành những lát mỏng, dẻo rồi bện chúng thành sợi dây thừng. Sau đó, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi ngoài ánh nắng mặt trời cho thật khô rồi châm lửa đốt. Khi cháy thành tro, sợi dây vẫn giữ nguyên tình trạng ban đầu. Vua thấy được rất vui sướng, thưởng lớn cho cậu bé. Thế nhưng ông vẫn muốn tiếp tục thử tài. Ông đưa cho cậu bé chiếc sừng trâu cong như mặt trăng rồi bảo:
- Ta muốn nắn thẳng chiếc sừng này. Nếu người làm được, ta sẽ thưởng lớn tiếp.
Cậu bé về nhà, ninh sừng trâu thật kĩ. Để đến khi nó mềm ra, thật dễ uốn, cậu lấy đoạn tre thẳng thọc vào sừng trâu rồi đem phơi thật khô để nó cứng lại. Đến khi rút đoạn tre ra, chiếc sừng trâu đã trở nên thẳng đuột.
Vua thấy vậy cực kì vui mừng. Biết cậu bé là một nhân tài trăm năm có một, vua bèn đưa cậu vào trường học và nuôi dạy thành tài.
Chuyện về quả táo vàng
Nhà vua của một nước nọ phái sứ giả đi khắp xứ sở, từ thành phố đến nông thôn, để loan báo kẻ nào bịa được một câu chuyện hết sức vô lý làm cho vua không tin được, sẽ được thưởng một quả táo vàng nếu không sẽ bị xử tội làm mất thời gian của ngài.
Những người tài giỏi khắp nơi kéo về kinh đô dự thi, hi vọng được quả táo vàng qua câu chuyện mình sắp kể.
Nhưng tất cả các câu chuyện của bất cứ người nào, dù vô lý đến đâu nhà vua cũng không hề ngạc nhiên. Ai kể gì vua cũng tin, hay có lẽ vua giả vời tin, vì không muốn mất quả táo vàng?
Một buổi chiều nọ, một cậu bé nghèo xác nghèo xơ, xách một chiếc thùng rỗng rất to, lại gân cổng thành.
Lính gác hỏi:
- Cậu kia muốn gì?
- Tôi muốn kể hâu nhà vua câu chuyện này, làm nhà vua phải kinh ngạc.
- Tốt lắm! Cậu vào đi.
Người ta dẫn cậu đến trước nhà vua.
Vua đang ngồi trên ngai vàng và đang ngáp đến nỗi có thể sái quai hàm. Vua hỏi:
- Nói đi! Nhà ngươi muốn kể gì nào?
- Tâu bệ hạ, mối đây cháu có gieo một hạt đỗ trong đám ruộng, chỉ một đêm nó đã cao bằng tháp chuông nhà thờ.
- Thế thì đã sao?
- Cây đỗ đã vững như một cây cổ thụ. cháu bèn trèo lên trời. Trên ấy tất cả đều bằng vàng thật và các nàng tiên cá hát du dương, khiến cho bên tai cháu mãi tận bây giờ hãy còn nghe réo rắt.
Vua trả lời:
- Tất cả trẻ con đều biết trời như thế nào. Rồi sao nữa?
Vua lại ngáp.
- Cháu gặp rất nhiều người quen ở trên ấy. Tâu bệ hạ, người tưởng tượng xem: cháu gặp bố mẹ cháu ăn mặc sang trọng như vua chúa, ngồi trên một chiếc xe bằng thủy tinh trong suốt. Vua gắt:
- Mặc xác bố mẹ nhà ngươi! Rồi sao nữa?
- Tâu bệ hạ, xin Người nghe cho rõ. Cháu cứ tiếp tục đi, bỗng gặp các vị tổ của vua, các vị đều ăn mặc rách rưới theo sau một đàn lợn ỉn.
Vua hơi tái mặt, nhưng vẫn gượng gạo:
- ừ, có thể. Rồi sao nữa?
- Các vị nhắn cháu về tâu lại vói nhà vua: Hồi trước nhà vua nợ bố mẹ cháu một thùng này đây tiền vàng. Nhà vua không trả nên trời đã trừng phạt các vị như thế. Nay cháu đến đây để đòi nợ.
Vua giận dữ quát to:
- Vô lý! Nhà ngươi nói láo! Ta chẳng hề nợ bố mẹ nhà ngươi.
Anh nhà nghèo nói:
- Vậy thì tâu bệ hạ. Người đã không tin lời cháu! Xin hãy ban cho tôi quả táo vàng.
Nhà vua chợt hiểu ra. Ngài chữa
À không ngươi nói đúng
Vậy ngài hãy đong đầy thùng này số tiền vàng Ngài nợ bố mẹ cháu.
Nhà vua đành mất quả táo vàng
Chú bé chăn trâu thông minh
Có một vị vua nọ thích đưa ra những câu hỏi kỳ lạ cho mọi người, nhưng những câu hỏi của ông ngay
cả đến quan đại thần thông thái nhất triều cũng không trả lời nổi, vì vậy vua rất hài lòng.
Một hôm, nhà vua cùng các quan đại thần đi cưỡi ngựa tại một cánh đồng nhìn thấy một đứa trẻ
đang chăn trâu. Vua bèn đến gần nói chuyện với chú bé chăn trâu: “Ngươi có thể cho ta biết trên
cánh đòng này ai là người thông minh nhất được không?”
“Trên cánh đồng của chúng thần không có người thông minh nhất, mọi người đều thông minh như
nhau” đứa trẻ chăn trâu trả lời nhà vua.
“Ồ”, nhà vua rất ngạc nhiên, “vậy ta hỏi cháu ba câu hỏi cháu trả lời được không?”
“Người hỏi đi ạ, cháu có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào của người”.
Nhà vua nghĩ một hồi rồi nói: “Câu hỏi thử nhất: biển khơi có bao nhiêu giọt nước?”
Cậu bé trả lời: “Bệ hạ, hỏi câu này thật khó nhưng nếu người có thể gom rất cả các con sông chảy ra
biển lại cháu có thể đếm được”.
“Tốt” nhà vua đưa ra câu hỏi thứ hai “Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?”
Cậu bé móc ra một nắm hạt rắc lên cánh đồng và nói: “Số ngôi sao trên trời và số hạt trên cánh đồng
có số lượng bằng nhau người hãy tim đếm đi”.
Nhà vua rất hài lòng với câu trả lời của cậu bé chăn trâu, hỏi câu cuối cùng “Sự vĩnh hằng có bao
nhiêu cái chớp mắt?”
Đứa bé không nghĩ ngợi mà lập trức trả lời rằng: “Mỗi phía tận cùng của thế giới đều có một ngọn
núi đá cổ, chiều cao đi bộ hết một giờ, chiều dài đi bộ cũng hết một giờ, chiều rộng đi bộ hết một
giờ. Cứ cách một trăm năm có một con chim đến mài mỏ vào đá. Đến khi nào núi đá được mì bằng
phẳng thì số lần chớp mắt của sự vĩnh hằng sẽ hết.
Bệ hạ tại sao chúng ta không đợi đến lúc đó xem sự vĩnh hằng rốt cuộc có bao nhiêu cái chớp mắt”.
Nhà vua cười lớn nói: “Trong số các đại thần của ta không có ai thông minh bằng một nửa nhà
ngươi!”.
Suckhoecuocsong.vn