Phải làm gì khi bị sứa tấn công khi đi biển

24/05/2018 10:10

Khi bị sứa tấn công vùng da đều rất đau và ngứa rát vì vậy cách xử lý vết sứa đốt như thế nào

Mùa hè là thời điểm nhiều người thích đi ra biển tránh xa cái nóng mùa hè nhưng rất dễ bị những con sứa biển tấn công là điều không thể tránh khỏi. Khi bị sứa tấn công vùng da đều rất đau và ngứa rát vì vậy cách xử lý vết sứa đốt như thế nào hãy đọc bài viết dưới đây ngay nhé.

Vết thương do sứa gây ra

Sứa là loài không gây thương tích nặng, từ trước đến nay chưa có trường hợp chết người nào do sứa gây ra khi tắm biển, nhưng khi bị chúng đốt vết thương sẽ sưng tấy, ngứa và nhức nhối kinh khủng và nếu bị nặng bạn sẽ có cảm giác nhức đầu và co thắt cơ bắp.

Cách xử lý khi bị sứa biển tấn công:

Bước1: Khi phát hiện sứa cắn nhanh chóng rửa vết thương bằng cách dội ngay nước biển hoặc nước muối đậm đặc vào chỗ bị sứa đốt để làm sạch các tế bào phóng độc, không dùng nước ngọt vì nước ngọt sẽ kích thích những tế bào chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc.

Bước 2: Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn còn bám lại trên da.

Nhanh chóng rửa vết thương

Bước 3: Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, soda hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương (nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương), dùng dao hoặc các vật có cạnh (thìa, que kem,…) để cạo nhẹ nhàng quanh vùng bị đốt, tránh làm mạnh tay kẻo gây ra những tổn thương.

Trường hợp không có mật ong có thể dùng rượu (bất kỳ loại rượu nào), dấm, dội lên vùng bị thương rồi băng lại. Có thể dùng dung dịch bicarbonate (nếu có); sử dụng một số thuốc bôi tại chỗ để hạn chế tổn thương phát triển lan tỏa và làm giảm ngứa, giảm sưng như Diprosalic, Gentrison. Nếu còn đau nhức có thể uống an thần, giảm đau như: Aspirin, Hapacol… Sau khi sơ cứu nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để khám, kiểm tra lại vết sứa cắn.

Khuyến cáo:

Khi đi du lịch đến các vùng biển nên chủ động mang theo  một số thuốc như loại làm giảm ngứa, giảm sưng, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chữa tiêu chảy và một chai dấm.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Yan)

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng