Những loại lá giúp sạch mụn, nuôi dưỡng da cực tốt
Các loại lá tự nhiên giúp trị sạch mụn trứng cá, trẻ hóa da
Những loại lá dưới đây không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà sử dụng những loại lá này để điều trị các vấn đề về da như trị mụn trứng cá, chăm sóc da, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, trẻ hóa da
Lá tía tô
Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam. Lá tía tô được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi. Đặc biệt hạt tía tô (gọi là tô tử) có chứa đến 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một loại thuốc.
Đồng thời, thành phần đặc biệt trong lá tía tô là tinh dầu nguyên chất với tác dụng sát khuẩn, đào thải chất độc và chống oxy hoá, giúp giảm mụn hiệu quả. Khoáng chất như canxi, các loại vitamin A, vitaminC, vitamin E có tác dụng giữ độ ẩm cho làn da, chống viêm, ngăn ngừa vi khuẩn và kích thích tái tạo da từ sâu bên trong giúp da khỏe, ngăn ngừa lão hóa. Khi xông mặt bằng lá tía tô, axit linoleic trong lá tía tô hấp thu qua da, có khả năng làm dịu các vết viêm. Các polyphenol trong tía tô nhất là triterpenoids và axit rosmarinic giúp chữa lành làn da bị tổn thương do mụn trứng cá để lại, chấn thương, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Cách 1:
Bước 1: Dùng hai nắm lá tía tô hơi già, rửa sạch bụi bẩn rồi xay nhuyễn gạn lấy phần nước cốt.
Bước 2: Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang chấm nước tía tô đã chuẩn bị lên nốt mụn trứng cá trên da.
Bước 3: Phần bã lá tía tô còn lại có thể sử dụng để đắp lên toàn bộ mặt. Giữ nguyên mặt nạ trong 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm cho sạch. Nên thực hiện khoảng 2 lần mỗi tuần nếu bị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ, nếu tình trạng mụn nặng, nhiều mụn viêm, thực hiện mỗi ngày một lần.
Cách 2:
Bước 1: Rửa sạch mặt của bạn với nước ấm cho sạch
Bước 2: xay nhuyễn gạn lấy phần nước cốt.Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang chấm nước tía tô đã chuẩn bị lên nốt mụn trứng cá trên da.
Bước 3: Chờ trong 15 phút rồi rửa sạch mặt với nước ấm, dùng khăn mềm lau khô mặt.
Bước 4: Bôi đều mật ong nguyên chất lên da mặt, nhất là tại vùng da bị nám. Thư giãn trong 10 phút, sau đó rửa lại da mặt với nước sạch.
Cách 2:
Bước 1: Lá tía tô rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn, thêm nước cốt chanh trộn đều.
Bước 2: Rửa sạch mặt, lau khô da mặt, đắp hỗn hợp vừa trộn lên mặt và chờ trong thời gian khoảng 10 phút. Rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông, nên lặp lại mỗi tuần 2 đến 3 lần.
Lá trà xanh
Lá trà xanh chứa hàng loạt chất chống oxy hóa mạnh, vitamin và khoáng chất thiết yếu không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn trị mụn trứng cá hiệu quả.
Cách 1:
Dùng khoảng 4 – 5 lá trà xanh đã rửa sạch, vò nát. Cho lá trà vào ấm nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, để nước trà xanh nguội tầm 40 độ, sử dụng nước trà xanh rửa mặt từ 2 -3 lần/ tuần để đạt hiệu quả trị mụn trứng cá
Cách 2:
Lăn đá lá trà xanh trị mụn ẩn trên da bằng cách dùng lá trà xanh vò nát và đun sôi với 500ml nước. Để nguội nước trà xanh đã đun sôi. Sau đó, cho vào từng khay nhỏ và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Dùng khăn mềm bọc 1 viên đá trà xanh, lăn đều lên da trong vòng 5 – 10 phút để dưỡng chất được thẩm thấu, đặc biệt ở vùng có mụn.
Lá nha đam
Lá nha đam có tác dụng tăng cường dưỡng ẩm, cải thiện sắc tố, chống lão hóa, vừa giúp điều trị mụn hiệu quả. Giberelin và polysaccharide trong nha đam hoạt động như chất kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn, se khít lỗ chân lông, loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn và tế bào chết. Nhờ giàu chất chống oxy hóa, kích thích tăng trưởng tế bào nên không chỉ tốt khi bôi ngoài, khi chúng ta uống nha đam trị mụn hiệu quả cũng rất tốt, giúp phục hồi da từ bên trong giúp da khỏe hơn. Nhờ đặc tính dịu nhẹ, như chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm triệu chứng viêm, tấy đỏ khi bị mụn trứng cá.
Cách 1:
Trộn đều 1 thìa nha đam và 1⁄4 thìa nước cốt chanh, sau đó thoa lên mặt. Giữ 10-15 phút sau đó rửa sạch thật kỹ. Tuy nhiên, không dùng nhiều nước cốt chanh hơn hướng dẫn vì có thể gây kích ứng da
Cách 2: Xay một chén nha đam nguyên chất, nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm trà, thêm nước tinh khiết trộn đều, sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà có tính kích ứng mạnh, dễ làm tổn thương da nên không lưu hỗn hợp này trên mặt lâu. Rửa mặt sạch với nước sau khoảng 1-2 phút thoa mặt nạ.
Cách 2:
Ép phần ruột của lá lô hội để lấy nước, sau đó thêm một ít bột nghệ và mật ong. Trộn đều hỗn hợp, sau đó thoa lên vùng da bị mụn, để khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm
Lá bạc hà
Lá bạc hà có tính kháng khuẩn và khử trùng giúp đánh bay mụn cám, mụn trứng cá, mụn viêm trên da. Chỉ cần giã nhuyễn một nắm lá bạc hà rồi rửa mặt thật sạch và đắp lên vùng da bị mụn trứng cá. Thư giãn khoảng 20 phút cho chất dinh dưỡng thẩm thấu hết vào da rồi gỡ xuống và vệ sinh sạch sẽ lại lần nữa cho sạch.
Lá rau diếp cá
Rau diếp cá hay rau dấp cáp, lá giấp, rau tinh thảo,... là loại rau thơm khá phổ biến, có nhiều công dụng cho sức khỏe. Lá diếp cá thanh nhiệt, thải độc, cải thiện sắc tố và phục hồi da, giúp da sớm hết mụn, tươi sáng, mịn màng không tỳ vết. Ngoài ra, rau diếp cá còn mang lại nhiều lợi ích khác như: trị mụn, trị bệnh tiểu đường, thải độc, lợi tiểu, tăng sức đề khác, chữa viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng, thanh nhiệt, mát gan…
Cách 1:
Dùng một nắm lá rau diếp cá, rửa sạch rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 2 thìa nước ấm và vắt lấy nước. Thoa dung dịch rau diếp cá lên khắp mặt, massage thật nhẹ nhàng. Đợi trong 20 phút, khi mặt nạ bắt đầu khô đi thì bạn làm sạch da lại cùng nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm.
Cách 2:
Rửa sạch rau diếp cá, rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng muối sau đó đổ hỗn hợp ra chén vắt lấy nước cốt. Rửa mặt sạch, đắp mặt nạ đều lên da, khoảng 20 phút sau thì gỡ mặt nạ xuống và dùng nước ấm rửa mặt.
Cách 3:
Rau diếp cá rửa sạch, nha đam gọt vỏ chỉ lấy phần thịt sau đó, cho cả 2 vào máy xay nhuyễn. Thoa hỗn hợp vừa thu được đắp lên da mặt kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng các dưỡng chất thấm sâu vào da. Thư giãn trong 15 – 20 phút khi mặt nạ khô, rửa lại bằng nước sạch, nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần
Lá ngải cứu
Lá ngải cứu có chứa flavonoid, đây là một chất kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Nhờ thành phần tanin trong ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước. Lá ngải cứu khi sử dụng đúng cách còn có khả năng làm mềm và dưỡng ẩm rất tốt cho da khô, giúp da được nuôi dưỡng tốt.
Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, đắp lên mặt khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước lạnh, nên thực hiện đều đặn 2 - 3 lần/tuần để trị mụn, làn da thêm sáng mịn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những lợi ích tuyệt vời từ cây tía tô
Bổ sung 5 loại nước rất tốt giúp đẹp da, giảm cân trong mùa hè
Loại rau giúp giải độc, thanh nhiệt cực tốt trong mùa hè
7 bài thuốc chữa bệnh “thần kỳ” từ rau diếp cá ít người biết
Suckhoecuocsong.vn