Những kỹ năng cần phải biết khi xảy ra động đất

14/07/2016 08:37

những kỹ năng cần xử lý khi xảy ra động đất sẽ giúp hạn chế thương vong do động đất gây ra.

Động đất là một thiên tai khó có thể dự báo trước, có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Khi xảy ra động đất, người dân thường lo lắng, hoang mang và hành động theo bản năng là bỏ chạy dẫn đến chấn thương do bị các vật thể rơi trúng khi đang cố gắng thoát khỏi hiện trường. Do đó, nếu tự trang bị cho mình những kỹ năng cần xử lý khi xảy ra động đất sẽ giúp hạn chế thương vong do động đất gây ra.

1. Khi đang ở trong nhà

Nếu đang ở trong nhà, nhất là ở khu vực nhà cao tầng, bạn sẽ cảm nhận rõ rung chấn của động đất. Khi gặp tình huống này nhiều người cố gắng chạy ra khỏi nhà. Nhưng điều này chỉ nên làm khi khi rung chấn ở mức độ nhẹ và bạn thấy mình đủ thời gian để thoát khỏi và tìm chỗ ẩn nấp an toàn.

Còn nếu bạn gặp khó khăn trong việc đứng vững và di chuyển thì tốt nhất nên ở yên trong nhà và tìm chỗ trú ẩn an toàn. Lúc này bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh và tìm nơi trú ẩn dưới những chiếc bàn hoặc đồ nội thất chắc chắn và ở yên dưới đó cho tới khi địa chấn qua đi. Núp dưới gầm bàn, nằm trên giường hoặc nép vào góc tường là lựa chọn hàng đầu. Nếu không có bàn, hãy tìm những nơi góc cạnh, thành cao đủ bao bọc cơ thể để núp khi xảy ra động đất bởi trên thực tế, những đồ vật rơi khi động đất xảy ra thường không theo phương thẳng đứng. Khi đồ vật rơi xuống, điểm cao nhất tại nơi ẩn náu sẽ có đủ khả năng cản không đè xuống người trong khi khoảng trống phía dưới đủ để bạn xoay sở.

Tránh xa những đồ vật thủy tinh, cửa sổ bằng kính, cửa ra vào hay bất kể đồ vật gì có thể rơi vào người gây thương tích như đèn chiếu sáng, quạt trần, quạt tường.

Nếu có thể, lấy gối, chăn hay mảnh vải nào đó để bảo vệ đầu, cơ thể. Lưu ý đến mắt và mũi tránh bụi, khói, khí độc hay vật lạ bay vào.

Chỉ sử dụng cách núp sau cánh cửa khi đó là loại cửa chịu lực được các nhà sản xuất khẳng định trong thiết kế sản phẩm

Lấy tay ôm chặt đầu và mặt để tránh bị tổn hại khi động đất xảy ra

Đừng cố chạy thoát vì động đất không giống như hỏa hoạn, cả một vùng đều bị rung lắc nên bạn chạy đến đâu cũng không tránh khỏi. Thậm chí, nguy hiểm còn cận kề nếu bạn là 'nạn nhân' của các vật trên cao rơi xuống. Tốt nhất ở hãy yên một chỗ bạn thấy an toàn nhất.

Nếu đang nằm trên giường khi động đất xảy ra, hãy nằm yên, sử dụng gối để bảo vệ đầu. Trong trường hợp có những đồ vật dễ rơi hay đổ sập xuống nơi bạn nằm, hãy lập tức tránh xa khỏi giường và tìm chỗ ẩn nấp như đã nêu ở trên.

Tuyệt đối không sử dụng thang máy. Động đất có thể khiến hệ thống, đường dây điện bị hỏng bất cứ lúc nào và bạn có thể bị kẹt trong đó.

Luôn tránh xa nguồn điện bởi hệ thống phun nước cứu hỏa tự động có thể hoạt động khi động đất xảy ra vì hiểu nhầm tín hiệu

2.Khi ở ngoài đường

Nếu động đất xảy ra, nơi nào càng trống trải càng an toàn. Cho nên hãy tránh càng xa càng tốt các tòa nhà, đèn đường, cột điện hoặc hệ thống lưới điện.... Trên thực tế, mảnh vỡ rơi xuống từ các công trình cao tầng khi động đất xảy ra cướp đi sinh mạng và làm bị thương nhiều người hơn sự cố sập nhà bởi hầu hết các công trình cao ốc và nhà ở được thiết kế để đứng vững khi chống chọi với động đất ở mức độ nào đó. Tốt nhất là nằm sấp và chắp 2 tay ra sau gáy để bảo vệ phần đầu.

Nếu bạn đang đi ô tô thì  hãy tạt vào lề đường và ở yên trong xe và thắt chặt dây an toàn. Đó cũng là một nơi khá an toàn. Tránh đậu xe dưới chân cầu vượt, các tòa nhà hay cây cối khiđộng đất xảy ra. Không dừng xe lại giữa đường ngay khi cảm nhận được động đất bởi nó có thể gây ra tai nạn bất thường cho bản thân và những xe ở phía sau.Nếu bạn cố gắng di chuyển thì có thể gặp nguy hiểm do cây cối hoặc mảng tường đè xuống.

-Ở vùng núi thường hay xảy ra động đất hơn. Nếu thấy mặt đất có dấu hiệu rung chuyển, hãy tránh xa những nơi có thể bị sạt lở đất đá từ trên cao. Sóng thần có thể đi kèm với động đất ở vùng biển. Hãy di chuyển lên vùng cao nếu bạn không muốn bị nước nhấn chìm.

3.Bị kẹt dưới đống đổ nát

-Không đốt lửa để tránh trường hợp thiếu oxy. Ngoài ra, hạn chế cử động để tránh tổn thương và làm bụi tung lên khiến chúng tấn công và đường hô hấp của bạn. Che miệng bằng khăn tay hoặc quần áo.

-Tận dụng mọi thiết bị liên lạc điện tử sẵn có để kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài. Trong trường hợp không thể sử dụng chúng, hãy đập vào tường hoặc đường ống nước để lực lượng cứu hộ xác định vị trí của bạn.

-Sử dụng các phương tiện tạo âm thanh lớn nhất có thể. Lưu ý, la hét, kêu cứu là biện pháp cuối cùng bởi chúng khiến bạn nhanh chóng kiệt sức kèm theo lượng lớn bụi tấn công vào phổi.

-Nếu bị mắc kẹt khá lâu mà chưa nhận được sự giúp đỡ, cố gắng tìm nước uống tại nơi bạn nghĩ là có thể nhất

- Nếu bạn bị mắc kẹt, dùng vải hoặc tay che miệng lại tránh bị ngạt thở do khói bụi. Khí độc có thể làm bạn khó thở, ngất đi và cứu hộ không thể tìm thấy. Tìm cách ra ám hiệu bằng cách dùng tay, chân gõ vào tường hoặc vật gì đó có thể phát ra tiếng động to. Đừng cố la hét bởi hành động này có thể khiến bạn mất sức hoặc ngạt bụi. Chỉ làm điều đó khi bạn biết có người đang ở gần và có thể giúp bạn thoát khỏi đống đổ nát

Khi xảy ra thảm họa, hãy cố gắng tự cứu mình trước khi lực lượng cứu hộ tìm thấy và giải thoát bạn an toàn.

4.Việc cần làm sau khi động đất xảy ra

 Hãy xác định chắc chắn động đất đã hết và bạn sẽ không gặp nguy hiểm khi rời khỏi chỗ nấp.

- Sau động đất có thể có những trận dư chấn nhỏ, hãy lưu ý điều đó để tránh những vật 'lủng lẳng' có thể rơi bất ngờ.

- Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập, gây tiếng động để kêu cứu.

-Chuẩn bị cho các trận dư chấn, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.

- Khói, bụi, khí độc, thậm chí chất phóng xạ là những 'sản phẩm' thường thấy sau động đất. Đừng để cơ thể bị nhiễm độc. Dùng khẩu trang, mảnh vải bịt mũi, nếu có thể hãy mặc quần áo dài, dày dặn trước khi ra khỏi nhà.

-Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết,Đừng động vào đó nếu thấy bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào. Hãy nhờ thợ sửa chữa để đảm bảo an toàn.

-Hãy thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng để nắm bắt kịp thời các hướng dẫn, chỉ thị sơ tán, cứu hộ khẩn cấp.

Trên đây là các kỹ năng thoát hiểm cơ bản bạn nên biết đề phòng trường hợp động đất xảy ra. Thực hiện tốt các kỹ năng này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế tối đa thiệt hại cho bản thân khi động đất xảy ra.

Tổng hợp

 

 

 

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng