Những câu nói bất hủ trong sách Thái Căn Đàm: Cuốn sách kinh điển của mọi thời đại

01/04/2024 16:07

Những câu nói bất hủ trong sách Thái Căn Đàm cực hay

Thái Căn Đàm là một tác phẩm kinh điển về đạo đức và triết lý, một cẩm nang sống cho mọi người, giúp con người rèn luyện bản thân, sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Sách được viết bởi Hồng Ứng Minh (1574 -1620), một đạo sĩ nổi tiếng vào đời Minh Trung Quốc. Thái Căn có nghĩa là "rễ rau", tượng trưng cho những điều cơ bản, cốt lõi trong cuộc sống. Đàm: có nghĩa là "bàn luận", "thảo luận". Sách được chia thành 300 chương, mỗi chương là một lời khuyên ngắn gọn, súc tích về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm:

Tu dưỡng đạo đức: Sách đề cao tầm quan trọng của việc rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, sự trung thực, lòng vị tha, và sự thanh liêm.

Lập thân và xử thế: Sách đưa ra lời khuyên về cách thức lập thân, đối nhân xử thế, cách ứng xử trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Tu hành và giác ngộ: Sách cũng đề cập đến các vấn đề về tu hành Phật giáo, hướng con người đến con đường giác ngộ và giải thoát.

 Lùi chính là tiến, cho chính là được

Xử thế nhường một bước là cao, lùi bước là vốn để tiến bước;

Khoan dung với người là phúc, lợi người là nền tảng để lợi mình

Đại ý: Làm người đối nhân xử thế, có thể làm được nhẫn nhường thì đó chính là phương pháp cao minh, vì lùi, nhường một bước chính là bậc thang để tiến một bước. Đối đãi với người khác khoan dung rộng rãi, thì đó là người có phúc, vì đồng thời với việc tạo thuận tiện cho người, cũng chính là đặt nền móng để thuận tiện cho mình.

Thuận cảnh không đáng mừng, nghịch cảnh chẳng đáng lo

Sống trong nghịch cảnh, khắp người đều kim tiêm thuốc đắp;

Mài dũa mà không biết;

Sống trong thuận cảnh, trước mắt toàn giáo mác binh đao;

Chìm đắm cũng chẳng hay.

Đại ý: Ở trong hoàn cảnh không thuận lợi, giống như toàn thân châm kim, đắp thuốc, bât tri bất giác tôi luyện ý chí, bồi dưỡng phẩm hạnh cao thượng. Ở trong hoàn cảnh ưu việt, giống như bị các loại binh khí bao vây, bất tri bất giác bị móc hết thân thể, bị tiêu tán ý chí.

Họa phúc chỉ trong một niệm

Niệm đầu vừa nổi,

Thấy trên con đường ham dục, thì kéo về con đường lý trí,

Hễ nổi liền thấy, hễ thấy liền chuyển,

Đó là bước ngoặt chuyển họa thành phúc, cải tử hoàn sinh,

Chớ coi nhẹ bỏ qua.

Đại ý: Khi niềm đầu (ý nghĩ) vừa sinh ra, hễ phát hiện ra niệm đầu này là khuếch trương dục vọng tà ác của con người, thì lập tực dùng lý trí kéo niệm đầu này trở lại con đường chân chính. Tà niệm hễ sinh ra liền phát hiện ra, hễ phát hiện ra liền thay đổi phương hướng, lúc này chính là bước ngoặt then chốt chuyển họa hại thành phúc lành, chuyển tử vong thành sinh cơ, nhất thiết không được coi nhẹ bỏ qua.

Thuốc tốt đắng miệng, lời trung nghịch tai

Tai thường nghe những lời trái tai, tâm thường có những việc trái ý.

Mới là hòn đá mài tu dưỡng đức hạnh.

Nếu lời nào cũng vui tai, việc gì cũng vui lòng, thì cuộc đời bị dìm trong rượu độc.

Đại ý: Thường nghe được những lời không thuận tai, thường gặp những việc không thuận ý, như thế mới là phương pháp rèn dũa tu thân dưỡng tính, nâng cao đạo hạnh. Nếu những lời nghe được đều thuận tai, những việc gặp phải đều thuận ý, thế thì cuộc đời này giống như bị ngâm trong rượu độc.

Sống trong thuận cảnh, trước mắt toàn giáo mác binh đao.

Đây là lời cảnh tỉnh của tác giả Hồng Ứng Minh về những nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống an nhàn, sung sướng.

Đại ý: Đằng sau những điều tốt đẹp, thuận lợi trong cuộc sống luôn tiềm ẩn những nguy hiểm, khó khăn mà con người không thể lường trước được.

Yên tĩnh đạm bạc, nhìn tâm là Đạo

Trong yên tĩnh, ý nghĩ trong, thấy được chân thể của tâm;

Trong an nhàn, sống thong dong, thấy được chân cơ của tâm;

Trong đạm bạc, ý càng vui, đắc được chân vị của tâm.

Nhìn tâm chứng Đạo, không gì bằng 3 việc này.

Đại ý: Trong lúc yên tĩnh thì ý niệm trong sạch, có thể nhìn thấy bản nguyên chân chính của tâm tính. Trong lúc nhàn nhã thì phong thái thong dong, có thể thấy được huyền cơ chân chính trong tâm. Trong đạm bạc thì tính tình yên tĩnh, khiêm tốn, bình hòa, có thể thể hội được những thú vị chân chính trong tâm, xem xét nội tâm để giác ngộ chân lý của thiên địa nhân sinh, thì không có cái gì tốt hơn 3 phương pháp này.

Trong lúc yên tĩnh thì ý niệm trong sạch, có thể nhìn thấy bản nguyên chân chính của tâm tính. (Tranh Winnie Wang)

Khiêm, đệ nhất phúc khí, sửa, đệ nhất chí khí

Cái thế công lao, không địch nổi kiêu căng;

Tội lỗi tày trời, không địch nổi hối cải.

Đại ý: Dù có công lao cái thế, nếu vì thế mà kiêu căng tự mãn, thì ắt sẽ ngã nhào. Phạm tội tày trời, chỉ cần hối cải làm mới bản thân, thì vẫn có thể trở lại làm người.

Đa nghi chiêu họa, ít việc là phúc

Phúc không gì bằng ít việc, họa không gì bằng đa nghi.

Chỉ người khổ vì việc mới biết ít việc là phúc;

Chỉ người tâm bình hòa, mới biết đa nghi là họa.

Đại ý: Hạnh phúc lớn nhất của con người, không gì bằng không có việc lo nghĩ trong tâm, tai họa lớn nhất của con người, không gì đáng sợ bằng nghi ngờ mọi thứ. Chỉ có người cả ngày bôn ba lao khổ nhiều việc, thì mới biết được vô sự thân nhẹ nhàng là hạnh phúc lớn nhất. Chỉ có người tâm luôn yên tĩnh an hòa lặng như nước, thì mới biết được đa nghi là tai họa lớn nhất.

Giữ đức chỉ tịch mịch nhất thời, xu nịnh quyền thế thê lương muôn thuở

Người giữ đạo đức, tịch mịch nhất thời

Kẻ a dua quyền thế, thê lương muôn thuở.

Người thôn đạt quan sát vật ngoài vật, suy nghĩ thân sau thân;

Chịu tịch mịch nhất thời, chớ để thê lương vạn cổ.

Đại ý: Một người giữ vững đạo đức, có thể sẽ bị ghẻ lạnh nhất thời, còn những người a dua xu nịnh quyền quý, thì chịu cảnh thê lương mãi mãi. Một người hiểu rõ chân tướng vũ trụ, nhân sinh, coi trọng những thứ bên ngoài tiền tài, mỹ sắc, danh vọng, ăn uống, suy nghĩ về chân ngã bên ngoài thân thể. Do đó, họ thà chịu tịch mịch nhất thời, cũng không muốn để linh hồn mĩnh chịu thê lương mãi mãi.

Đường cần nhường một bước, vị cần giảm 3 phần

Đường qua chỗ hẹp, để một bước cho người đi;

Vị ngon nồng, giảm 3 phần cho người thưởng thức;

Đây là phương pháp xử thế an lạc nhất.

Đại ý: Khi đi qua chỗ đường hẹp, cần để lại một bước cho người khác được qua. Khi hưởng thụ đồ thơm ngon, cần chia cho người khác thưởng thức. Đây chính là phương pháp đối nhân xử thế an lạc nhất.

Khi đi qua chỗ đường hẹp, cần để lại một bước cho người khác được qua.

Có phước không hưởng, họa tự đến; có họa biết tránh, phước tự sinh.

Đại ý: Khi gặp phước, con người cần phải biết trân trọng, sử dụng phước một cách hợp lý để giúp đỡ bản thân và người khác. Khi gặp họa, con người cần phải bình tĩnh, tìm cách giải quyết và tránh né khôn ngoan

Không trái lương tâm, bình đạm lâu dài

Không trái lòng mình, không cạn tình người, không hết vật lực,

Ba điều này có thể lập tâm cho trời đất,

Lập mệnh cho muôn dân, tạo phúc cho con cháu.

Đại ý: Không che lấp lương tâm bản thân, không làm việc tuyệt tình tuyệt nghĩa, không lãng phí vật lực, nếu có thể làm được 3 việc này, thì có thể gây dựng tâm tính thiện lương cho trời đất, có thể sáng tạo mạch sống không ngừng cho muôn dân, có thể tạo phúc mãi mãi cho con cháu.

Mài dũa mà không biết, hại mình hại người.

Rèn luyện một cách mù quáng, không có mục tiêu và phương pháp rõ ràng sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Đại ý: Câu nói đề cao tầm quan trọng của việc rèn luyện bản thân cần phải xác định rõ mục tiêu, phương pháp và định hướng trước khi bắt đầu. Rèn luyện bản thân là một quá trình cần thiết, cần rèn luyện một cách có trách nhiệm, hướng đến những giá trị tốt đẹp không hại mình, hại người.

Làm việc thiện chớ khoe khoang, làm việc ác chớ lo âu.

Của cải như phù vân, danh lợi như bóng câu

Tu hành ở tâm, không cần cầu nơi khác.

Chữ "nhẫn" là gốc của rèn luyện, chữ "nhân" là gốc của đạo đức.

Biết đủ là hạnh phúc, biết dừng là trí huệ

Khi đọc sách Thái Căn Đàm, bạn nên đọc kỹ từng lời khuyên, suy ngẫm về ý nghĩa và áp dụng vào thực tế cuộc sống của mình.

Sách chỉ là kim chỉ nam, việc áp dụng như thế nào còn phụ thuộc vào sự sáng suốt và quyết tâm của mỗi người.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe