Nguyên tắc vàng giúp trẻ biết lắng nghe
5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn dạy con biết lắng nghe hiệu quả, sức khỏe cuộc sống.
Trong thời đại ngày nay, dạy trẻ không đơn giản như trước kia. Trẻ tiếp xúc với quá nhiều thông tin, tốt có xấu có, vậy chúng ta phải làm thế nào để trẻ hiểu được thông tin nào tốt và thông tin nào xấu. Hành động nào là đúng hành động nào là sai. Không phải lúc nào trẻ cũng sẵn sàng lắng nghe sự dạy bảo của cha mẹ. Đôi khi, trẻ tỏ thái độ bất hợp tác nếu bạn nói quá nhiều. 5 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn dạy con biết lắng nghe hiệu quả.
Không để con làm việc riêng khi bạn đang nói
Khi nói chuyện với con, bạn nên dừng lại tất cả các công việc đang làm và yêu cầu con thực hiện giống bạn. Chỉ khi trẻ không bị phân tâm, hoàn toàn tập trung vào câu chuyện thì những điều bạn nói mới ‘lọt’ vào tai chúng.
Nhìn thẳng vào mắt trẻ
Khi trẻ đã tập trung hoàn toàn, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Nhắc nhở trẻ thực hiện ngay những yêu cầu của bạn. Nếu trẻ trì hoãn “Cho con 10 phút nữa, để con chơi xong trò chơi này rồi con sẽ làm”, bạn sẽ không ‘đàm phán’ với đề nghị của trẻ mà ‘buộc’ trẻ thực hiện ngay những lời bạn nói.
Đưa ra hình phạt phù hợp với từng độ tuổi
Nếu trẻ ương ngạnh không nghe lời, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có hình phạt thích hợp theo từng độ tuổi của trẻ.
Ví dụ: Với trẻ nhỏ, hình phạt úp mặt vào tường có hiệu quả răn đe rất tốt.
Không lặp lại nhắc nhở quá nhiều lần
Bạn ra điều kiện cho trẻ trước khi yêu cầu và không nhắc lại yêu cầu quá 3 lần Nếu bạn nói đi nói lại, trẻ dần nhàm với nhưng mệnh lệnh của bạn.
Sau khi nhắc nhở, nếu trẻ vẫn ngoan cố, hãy chỉ cho chúng thấy hậu quả của việc không nghe lời.
Ví dụ 1: Mẹ sẽ không nhắc lần thứ 3 đâu. Con hãy móc màn và lên giường đi ngủ ngay.
Ví dụ 2: “Cha/mẹ đã nhắc nhở con dọn dẹp phòng mình 1 lần rồi. Nếu con không làm ngay bây giờ thì cha/mẹ sẽ không mua cho con bất kỳ thứ gì từ giờ đến cuối tháng’.
Ngợi khen khi con vâng lời
Trẻ xứng đáng nhận được lời động viên, khích lệ của cha/mẹ khi chúng biết vâng lời. Chúng sẽ cảm thấy hứng thú thực hiện công việc hoặc tiếp tục thực hiện các hành động tốt như vậy lần sau.
Ví dụ: Một lời khen khi trẻ biết cảm ơn khi được nhận quà sẽ khích lệ trẻ thực hiện hành động này lần sau.
Suckhoecuocsong.com.vn