Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột vì ssao
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây mất cân bằng hệ sinh đường ruột ở trẻ?
Đường ruột là nơi tập trung nhiều quần thể vi sinh vật nhất, chứa tới 1.000 loài vi khuẩn và 2 triệu gen vi khuẩn – gấp 100 lần số lượng gen ta có (khoảng 20.000), trong đó khoảng 85% là vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn) và 15% vi sinh vật có hại (hại khuẩn). Vi sinh vật đường ruột đóng nhiều vai trò đa dạng: phân hủy thức ăn, sản xuất enzyme để phân hủy chất béo, carbohydrate và protein, sản xuất vi chất dinh dưỡng, tổng hợp các vitamin thiết yếu, bảo vệ chống lại các mầm bệnh xâm nhập có thể gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, tỷ lệ hại khuẩn trong đường ruột của trẻ tăng nên có thể gây tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột, loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng như: tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, có lãn chất nhầy hoặc một ít máu, buồn nôn, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi,… kèm theo cảm giác đầy bụng, sốt nhẹ. Tình trạng kéo dài, không được phát hiện, điều trị sớm sẽ gây tình trạng mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,…
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Đối với trẻ em sau khi sinh từ 10-20 giờ, dạ dày, đường ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, chế độ ăn uống nên các vi khuẩn sẽ xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa, gồm lợi khuẩn và hại khuẩn.
Tuy nhiên vì nhiều lý do mà lượng hại khuẩn có thể lớn mạnh, phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột của trẻ, khiến cho bé bị rối loạn đường ruột. Do đó, các nguyên nhân chính gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột của trẻ bao gồm:
+ Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do mắc Clostridium hoặc vi khuẩn Ecoli từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
+ Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, cho trẻ ăn quá sớm, khẩu phần ăn hàng ngày quá nhiều chất béo, nhiều đường, thiếu chất xơ từ rau củ, các loại trái cây.
+ Thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, tấn công.
+ Sử dụng nguồn nước, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Trẻ có cấu trúc đường ruột khác thường khiến trẻ bị thiếu men tiêu hóa
+ Trẻ phải dùng kháng sinh dài ngày hoặc với liều cao cũng sẽ khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, hại khuẩn phát triển quá mức.
+ Trẻ bị căng thẳng, lo âu
Nếu không không chăm sóc, điều trị đúng cách trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Cơ thể bị thiếu các chất làm cho trẻ biếng ăn, tăng cân rất chậm, bị suy dinh dưỡng ở thể trạng nhẹ cân và nếu thời gian lâu hơn thì dẫn tới suy dinh dưỡng thể thấp còi, dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như lỵ, tả, đại tràng mãn tính... Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng tiêu chảy, phân của trẻ trở nên lỏng hơn và có thể xuất hiện máu, nhầy hoặc có màu xám, buồn nôn, nôn mửa, bụng trẻ trở nên căng tròn, đầy hơi và đau đớn,…chúng ta cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe đường ruột ở trẻ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá
Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài
Vi khuẩn hệ vi sinh vật đường ruột: gây nhiễm trùng, tiêu chảy
Nhiễm trùng đường ruột: 8 biện pháp hiệu quả khắc phục tại nhà
Suckhoecuocsong.vn