Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc trà sữa
Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn
Ngộ độc trà sữa nếu không được phát hiện sớm, xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy ngộ độc trà sữa nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết như thế nào, cách xử lý người bị ngộ độc ra sao để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
Trà sữa trở thành thức uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon, độc đáo cùng nhiều hương vị khác nhau. Nhưng khá nhiều trường hợp ghi nhận uống trà sữa bị ngộ độc. Vậy nguyên nhân do đâu gây tình trạng ngộ độc sau khi uống trà sữa
Nguyên nhân gây ngộ độc trà sữa
+ Các nguyên liệu làm trà sữa như sữa, đường, trân châu, kem béo, trái cây… bị nhiễm khuẩn nhiễm E.coli, virus hoặc độc tố do không được quản bảo đúng cách, theo như quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Các dụng cụ pha chế không đảm bảo vệ sinh từ đó bị nhiễm khuẩn.
+ Các hương liệu, phụ gia sử dụng để pha chế không đảm bảo an toàn, chất lượng.
Dấu hiệu ngộ độc trà sữa
Dụng cụ chế biết, nguyên liệu không đảm bảo, bảo quản không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Khi bị ngộ độc trà sữa sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
+ Đau bụng dữ dội, bụng có tiếng sôi ục ục trong bụng hoặc cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
+ Tiêu chảy nhiều lần, có thể xuất hiện lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân.
+ Buồn nôn, nôn mửa, nôn khan ngay sau khi uống trà sữa hoặc nôn sau vài giờ sau khi uống trà sữa.
+ Mất sức, mệt mỏi.
+ Mất nước.
+ Mất cân bằng điện giải.
+ Suy thận, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Cách xử lý khi bị ngộ độc trà sữa
Khi xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn, nôn khan, đau bụng, đi ngoài sau khi uống trà sữa cần thực hiện các biện pháp như sau:
+ Uống nhiều nước giúp giải độc và bù nước cho cơ thể bằng cách pha oresol hoặc nước cháo loãng pha với chút muối, đường để bù điện giải.
+ Tuyệt đối không kiểm soát cơn hôn hay dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi nôn, đi ngoài sẽ giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
+ Không dùng tay móc họng hay ăn đồ tanh sống, vì có thể gây hít sặc hoặc nhiễm khuẩn thêm gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trường hợp ngộ độc trà sữa nặng bị khó thở, suy hô hấp dẫn nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, hiệu quả.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân bị ngộ độc tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.
Sau khi bộ ngộ độc để cơ thể nhanh chóng hồi phục, giảm ải cho đường tiêu hóa người bị ngộ độc nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao, kiêng ăn các loại thực phẩm, thức uống khó tiêu hóa, chua, cay, mặn hoặc có chứa caffeine. Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Khi bị ngộ độc trà sữa hay ngộ độc thực phẩm chúng ta không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngộ độc.
Để phòng tránh bị ngộ độc trà sữa chúng ta chỉ nên uống trà sữa ở những cơ sở bán hàng uy tín, được kiểm định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ nên uống trà sữa trong ngày, không uống trà sữa khi trà sữa xuất hiện mùi lạ, nổi váng trắng hoặc màu sắc bất thường,… Nếu bảo quản trà sữa trong tủ lạnh nên bọc kín miệng ly trà sữa với màng bọc thực phẩm, màng bọc sáp ong và không để chung với các thực phẩm tươi sống (cá, thịt,…) trong tủ lạnh để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ngộ độc thức ăn phòng tránh như thế nào?
Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn uống như thế nào?
Suckhoecuocsong.vn