Một số bệnh hay gặp ở Đà điểu, cách phòng bệnh và trị bệnh

11/07/2018 17:10

Một số bệnh đà điểu hay mắc phải, cách phòng chông và điều trị

Dù là Đà điểu là vât nuôi nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên ở Đà điểu con còn non yếu và có thể mắc một số bệnh dưới đây.

Bệnh đậu:

Nguyên nhân bệnh đậu là do virus đậu (Fowl pox) gây nên

Triệu chứng: Khi quan sát sẽ thấy trên da nhất nơi khóe mắt, mũi, miệng. Các mụn này vỡ ra chảy nước, ngứa ngáy khó chịu và dễ bị nhiễm khuẩn gây mủ.

Phòng và trị bệnh: Phát hiện có dấu hiệu này trên Đà điểu non cần vệ sinh, khử trùng chuồng trại, tăng sức đề kháng bằng các loại vitamin, điện giải, đường Glucoza, trách gây sốc cho con vật

Không có thuốc điều trị chủ yếu tăng cường sức đề kháng như Vitamin C, ADE, đường Glucoza. Dùng vaccin đậu gà chủng qua da cánh liều lượng bằng 1.5 liều gia cầm

Bệnh Newcastle

Triệu chứng: Cũng như ở gà khi bị mắc bệnh Newcastle đà điểu thường có một số triệu trứng như tiêu chảy nặng, phân tanh, khắm, đà điểu uống nhiều nước, khó thở, nằm một chỗ xoắn lại, chống mỏ xuống đất, sốt cao có khi lên đến 40 độ, đứng không vững lảo đảo, bỏ ăn, xuất huyết tràn lan ở đường tiêu hóa.do virus gây nên, tùy theo số lượng, độc lực của virus và sức đề kháng của đà điểu mà bệnh tiến triển nặng hay nhẹ, nhìn chung đà điểu khá mẫn cảm với bệnh này.

Phòng bệnh: Thực hiện tốt khu vực chăn nuôi, phòng vắc xin chủ động để tăng cường hệ miễn dịch, cách li con mang bệnh với con khỏe mạnh.

Vắc xin phòng Newcastle cho đà điểu từ 3-45 ngày tuổi dùng vắc xin Lasota ( nên phòng vào giai đoạn 7-10 ngày tuổi). Vào lúc 21 ngày tuổi. Liều bằng 1,5 lần liều phòng cho gà.

Đà điểu trên 60 ngày tuổi dùng vắc xin H1một lần vào các thời điểm đà điểu nghỉ đẻ, thời tiết mát mẻ.Bệnh Newcastle thường có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài khá nặng có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây các bệnh khác khiến tình trạng sức khỏe đà điểu càng trở nên tồi tệ. Do đó việc điều trị càng trở nên khó khăn.

Bệnh viêm túi lòng đỏ

Nguyên nhân bệnh viêm túi lòng đỏ là do vi khuẩnE.coli, Salmonella, Staphylococus, Pseudomonas, Proteus… nhưng thường gặp là vi khuẩn Ecoli, những vi trùng này có thể xâm nhập theo đường trứng , rốn.

Triệu chứng: Đà điểu con ăn uống kém, bụng căng nặng nề, đi lại khó khăn, chân khô, viêm ruột, ỉa chảy, viêm phổi, sốt, khó thở.

Phòng bệnh: Khử trùng trứng, vệ sinh máy ấp nở, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ, thay thảm lót nền.

Giữ ấm cho đà điểu nhất là vùng bụng để hấp thu lòng đỏ tốt, đà điểu sơ sinh nên bôi cồn Iod vào rốn. Ngoài ra nên cho uống kháng sinh và Vitamin B1 ngay ở giai đoạn 1-3 ngày tuổi

Các loại thuốc sử dụng để trị bệnh như: Thuốc kháng sing cộng với trợ sức trợ lực bằng Vitamin và đường Glucoza

Điều trị bệnh bệnh viêm túi lòng đỏ thường kém hiệu quả bởi bệnh thường rất nặng thì mới phát hiện ra triệu chứng.

Bệnh viêm đường hô hấp

Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp là do một số vi khuẩn gây lên chủ yếu là Ecoli, Staphylococus, Streptpcocus,  Pseurdomonas, Proteus

Biểu hiện: Quan sát thấy các đà điểu con đứng tách đàn, ủ rũ, sốt cao, bỏ ăn, uống nhiều nước, thở nhanh, khi thở có tiếng khò khè, dịch đờm trong khí quản.

Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ để loại trừ hay giảm thiểu mầm bệnh trong môi trường nuôi. Người nuôi cần khử trùng tay, vật dụng chăn nuôi hàng ngày.

Đối với các Đà điểu con bị nặng có thể dùng thuốc điều trị bằng kháng sinh thuộc nhóm: Quinolon, Quinolone, Aminoside, Phenicol, Cephalosporin, Betalactam…vv. Tuy nhiên cần làm kháng sinh đồ để xác định nguyên nhân và thuốc điều trị thích hợp

Nấm ngoài da:

Môi trường chuồng trại của Đà điểu con bị ẩm ướt chúng có thể bị nhiễm nấm ở kẽ ngón chân. Tuy không gây chết nhưng làm đà điểu sau này trưởng thành giảm giá trị kinh tế.

Phòng bệnh: Cải thiện điều kiện chăn nuôi, phun thuốc sát trùng, diệt nấm và dùng các chế phẩm trị nấm ngoài da, có thể dùng Nirozal bôi mỗi ngày 2 lần

Bệnh tắc đường tiêu hóa

Do Đà điểu con ăn phải dị vật như mảnh vải, bó sợi thảm, cành cây, sỏi to khiến tắc đường tiêu hóa.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất là: Bỏ ăn, đứng tách đàn, lờ đờ, cơ thể gầy yếu. Bài tiết thải không ra phân chỉ thấy ra chất dịch keo đặc màu vàng. tóp lại, sờ ấn tay vào vùng bụng không thấy hay rất ít phân trong ruột.

Phòng bệnh: Dọn dẹp thường xuyên chuồng trại, thu gom các dị vật trong chuồng nuôi, loại bỏ những viên sỏi lớn, quét dọn lá cây. Ngoài ra có thể cho Đà điểu con uống dầu thực vật, paraphin

Bệnh nấm phổi (Aspergllosis)

Do nấm Aspergillus Fumigatus gây lên. môi trường ẩm, có tinh bột, cỏ rất thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Tồn tại trong môi trường chuồng nuôi ở dạng bào tử, khi chuồng trại ẩm ướt vệ sinh kém thì số lượng bào tử tăng đột biến và chúng dễ dàng nhiễm vào đà điểu qua đường hô hấp

Triệu chứng: Đà điểu con bị gày yếu, ít ăn, chậm chạp, mệt mỏi, dễ kích động, bị co giật, mất thăng bằng, uống nước nhiều, nhịp thở tăng, thở theo nhịp giật cục, thở khò khè, phân không thành khuôn

Phòng bệnh: Giữ chuồng trại luôn khô ráo, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ, không để lại thức ăn thừa, sử dụng thuốc chống nấm Nistatin hay các loại thuốc chống nấm khác. Tăng cường trợ sức trợ lực bằng các loại Vitamin + đường glucoza

Cần tách con vật mang bệnh, điều trị kháng sinh. Cho uống kháng sinh toàn đàn, tăng cường các điều kiện chăm sóc. Mắc bệnh nấm phổi (Aspergllosis) đà điểu sẽ suy sup rất nhanh và có thể chết.

Trên đây là những triệu chứng, cách phòng bệnh cho Đà điểu hay mắc phải trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ nhất trong việc nuôi đà điểu.

Suckhoecuocsong.com.vn

 

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác