Mèo cắn có nguy hiểm, có phải tiêm phòng khi bị mèo cắn?

02/04/2018 08:24

Cách xử lý khi bị mèo cắn

Nói về hậu quả khi bị chó cắn thì ai cũng biết, tuy nhiên rất nhiều người thắc mắc bị mèo cắn có nguy hiểm như chó cắn? Có phải đi tiêm phòng dại?  Cách xử lý khi bị mèo cắn như thế nào? Chúng ta hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia.

Mèo là loài vật nuôi quen thuộc và vô cùng gần gũi với người già, trẻ em. Bình thường mèo khá hiền lành và không bao giờ tấn công chúng ta. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ bị mèo cắn khi chơi đùa hay khi tiếp xúc với chúng.

Thực trạng

Mèo là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người. Khi bị mèo cắn, các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở trên da.

Tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo đa phần chưa được các gia đình thực hiện vì vậy khả năng mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Theo các chuyên gia, nếu không may bị mèo cắn nguy cơ lây bệnh dại rất cao và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại gồm mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm; Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà; Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà; Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin...

Phương pháp xử lý khi bị mèo cắn

Sau khi bị mèo cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Cho dù máu có chảy nhiều thì trong 10-15 phút đầu cũng phải rửa vết thương trước, cứ để máu chảy không nên cầm máu.

Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn. Sử dụng cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Để an toàn hơn, có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.

Lưu ý: Đối với trẻ em, sau khi bị mèo cắn, chảy máu cần đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sỹ khám và đánh giá cụ thể. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra quyết đinh có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không?

Khi bị mèo cắn cần rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh, 10-15 phút đầu cứ để máu chảy không nên cầm máu

Trong y khoa, nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Trường hợp bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Lưu ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu sau khi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Cuối cùng, các chuyên gia khuyến cáo nhà có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên nuôi chó mèo vì trẻ nhỏ rất thích các vật nuôi nên rất dễ xảy ra “sự cố”. Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ bị chó, mèo cắn mất bộ phận sinh dục, mặt, tay, chân...để lại những hậu quả vô cùng tàn khốc.

Sưu tầm

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ