Kỹ năng thoát hiểm khi gặp tuyết lở

04/06/2019 13:39

Phải làm sao thoát thân khi gặp tuyết lở

Tuyết lở là mối đe dọa lớn đối với cuộc sống, tính mạng và tài sản của con người. Nếu  trong quá trình trượt tuyết, leo núi gặp phải tình trạng tuyết lở làm thế nào để thoát hiểm khi đối mặt với tình trạng này.

Dự đoán một trận tuyết nở sắp xảy ra

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và người đi cùng việc dự đoán một trận tuyết nở rất quan trọng. Nguyên nhân dẫn đến tuyết  lở chính là: sự quá tải, vết nứt hoặc vết cắt, nhiệt độ, sự chấn động.

Nguyên nhân chính gây ra những trận tuyết lở chính là sự quá tải. Do thời tiết lạnh giá tuyết rơi dày đặc những đống tuyết mới được hình thành dần dần và có kết cấu chặt chẽ, cho đến khi tự nó bị phá vỡ bởi sức nặng của chính nó và bắt đầu trượt đi gây ra tuyết lở

Nguyên nhân thứ hai chính là các vết nứt tại các sườn đồi, sườn dốc cũng làm tuyết lở. Vết nứt xảy ra có thể do vết cắt bởi đế giày trượt tuyết, bị cây cối, vách đá cắt ngang làm mất sự kết dính, sự dịch chuyển của lớp tuyết phía bên dưới.

Nguyên nhân thứ ba do nhiệt độ ngoài trời tăng lên làm yếu đi sự kết dính của tuyết, làm tăng thêm độ giòn cũng như sức căng của một mảng băng khiến tuyết lở.

Nguyên nhân thứ tư do sấm, tiếng la lớn có âm thanh cao, động đất hoặc chấn động xuyên qua mặt đất, các vụ nổ, sự di chuyển của xe cơ giới hạng nặng cũng là yếu tố gây chấn động làm tuyết lở.

Các trận tuyết lở thường xuất hiện ở sườn núi có độ dốc 25 – 60 độ so với mặt độc. Dưới mức dốc 25 độ thì không đủ điều kiện tạo ra tuyết lở, còn trên 60 độ thì thường xuyên xảy ra hiện tượng sụt tuyết nhỏ nên không thể có tuyết lở. Thông thường độ dốc từ 35-45 là lý tưởng cho các trận lở tuyết.

Kỹ năng sống sót khi gặp trận tuyết lở

Nếu thấy dấu hiệu của tuyết lở hãy phát tín hiệu cấp cứu ngay lập tức để có thể nhận được sự trợ giúp từ trung tâm cứu hộ.

Tiếp đến vất bỏ vật nặng trên người như ba lô, giày trượt,….Hãy nhanh chóng rời xa tuyến đường tuyết lở bằng cách chạy dạt sang hai bên đừng cố gắng chạy theo hướng xuống núi nhé vì tốc độ tuyết lở rất nhanh.

Nếu cảm thấy không thoát kịp hãy cố gắng tìm chỗ trú ẩn và bám chặt lấy bất cứ thứ gì như vách đá, cây lớn.

Chẳng may bị cuốn theo dòng tuyết hãy cố gắng vùi đầu vào trong cổ áo để tránh băng tuyết lọt vào đường hô hấp gây ngạt thở. Hai tay ôm lấy đầu để tạo thành một khoảng không gian hô hấp lớn nhất.

Nếu bị tuyết lở dồn xuống vách núi cần cố gắng ngoi lên trên bề mặt của lớp tuyết. Sử dụng động tác như bơi để ngoi lên, hai tay đở đá và cản tuyết trượt xuống.

Nếu thấy tốc độ tuyết lở giảm cần thì cần nhanh chóng cố gắng tìm cách phá tuyết mà ra, nếu không, khi tuyết vụn trượt xuống và dừng lại sẽ nhanh chóng bị đông cứng vì tuyết lạnh.

Cố gắng xác định vị trí của cơ thể để tìm đường thoát ra. Để xác định vị trí của mình bằng cách dùng nước bọt trong miệng nếu nước bọt chảy ra theo chảy ngược vào miệng thì chứng tỏ cơ thể chúng ta đang đảo ngược và ngược lại.

Nếu không thoát ra khỏi đống tuyết được ngay cố gắng không nên cửa động nhiều để tiết kiệm năng lượng của cơ thể. Tranh thủ ép tuyết ra chung quanh để tạo một không gian hô hấp trong khi chờ cứu viện.

Kỹ năng cứu nạn nhân bị tuyết lở

Nếu trong quá trình di chuyển, cứu hộ phát hiện nạn nhân bị tuyết lở chon vùi hãy cố gắng cấp cứu càng nhanh càng tốt. Một số trường hợp ghi nhận nạn nhân có thể sống sót sau 72 giờ bị chon vùi trong tuyết. Nhưng có cũng một số nạn nhân thiệt mạng do va chạm, thiệt mạng trong thời gian ngắn do giảm nhiệt, choáng, nghẹt thở,…

Kiểm tra xung quanh xem có dấu vết của nạn nhân trong khu vực, tìm kiếm thăm dò ở những vị trí có khả năng nạn nhân bị cản lại như cây cối, tảng đá.

Nếu phát hiện nạn nhân hãy nhanh chóng kéo nạn nhân ra khỏi tuyết, kiểm tra cơ thể xem có vết thương nào không và gọi lực lượng cứu hộ chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng