Kỹ năng sống sót khi bị mắc kẹt giữa biển cả

07/05/2019 11:31

Phải làm sao để sống sót khi bị mắc kẹt giữa biển cả mênh mông

Tàu biển là một trong những phương tiện di chuyển khá an toàn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, hiểm họa trên biển như gió bão, tàu gặp sự cố, tàu đi phải vùng chiến sự hay bị cướp biển, tàu va chạm phải vật thể trên biển,…Những sự cố trên khi xảy ra khiến chúng ta gặp phải tình trạng rất nguy hiểm có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy làm thế nào để sống sót khi bị mắc kẹt giữa biển cả mênh mông?

Phải làm thế nào khi bị đắm tàu?

Xuồng cứu hộ

 Khi thấy tàu thuyền có dấu hiệu bị chìm nên thả xuồng cứu hộ, Khi thả xuồng cứu hộ hãy thả từ từ, bỏ vào đó ít đồ đạc và một số trang thiết bị cho đằm. Nên nhớ thả cân bằng thuyền cứu hộ xuống, khi thuyền chạm nước thì từng người xuống một. Nếu xuống cùng lúc nhiều người thì thuyền cứu hộ rất dễ bị lật ngang.

Nếu sử dụng thuyền cao su khi thả xuống nước nên chú ý giữ dây chằng hay cố định dây với mình. Tránh việc thả thuyền xuống nước bị sóng biển đánh trôi tàu ra xa.

Dù tình huống cấp bách đến đâu hãy giữ bình tình không chen lấn xô đẩy lẫn nhau lên tàu cứu hộ tránh việc tàu bị lật nhất là với những tàu cứu hộ làm bằng gỗ.

Sau khi xuống tàu cứu hộ hãy cố gắng bơi xuồng ra xa nơi tàu đắm ngay lập tức tránh việc bị hút xuống xoáy nước do tàu lớn chìm tạo ra xoáy nước.

Nếu xung quanh có nhiều xuồng cứu hộ hãy cùng nhau liên kết lại khi đó máy bay cứu hộ sẽ dễ dàng nhận ra. Nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu khác thì cầu cứu bằng gương hay khói, pháo sáng, áo quần hay bất cứ thứ gì có màu sắc nổi bật.

Cố gắng mang theo đủ thức ăn nước uống cho vài ngày. Nếu có thể thì hãy mang theo : Dây chắc ( cực kì cần thiết) , đèn pin, gương, pháo sáng ( để báo hiệu) , dao và cuối cùng là mái chèo. Mấy thứ này cũng không nhiều nhặn gì và chúng khá là dễ kiếm .

Tránh xa những vết dầu loang từ tàu, dù là ở trên biển thì những đám cháy từ dầu loang vẫn lan rất nhanh.

Không có xuống cứu hộ

Khi phát hiện tàu bắt đầu có dấu hiệu nghiêng, rung lắc, đổ vỡ mạnh hãy cẩn thận từng bước chân tránh bị thương.

Tiếp đó, tìm cách phát phát tín hiệu cầu cứu bằng bất kì phương tiện gì. Điện thoại di động, máy phát tín hiệu vô tuyến  ( mã morse SOS) hầu như trên thuyền nào cũng có cái này, nó rất đa tác dụng.

Sử dụng tất cả các máy bơm nước để bơm nước ra ngoài. Nhiều con tàu tuy bị nước tràn vào nhưng khoảng thủng nhỏ, lượng nước bơm ra cũng tương đương lượng nước tràn vào nên vẫn có thể chạy tốt rất nhiều hải lý cho đến khi máy bơm ngừng hoạt động.

Cố gắng xác định một hải đảo hay đất liền gần nhất để điều khiển tàu chạy theo hướng đó.

Những con thuyền lớn có thời gian chìm xuống giá chậm sau tai nạn, Do đó hãy cố gắng chuẩn bị cho bản thân tất cả những gì có thể trước khi rơi xuống dòng nước lạnh giá đó. Nên kiếm ngay áo phao, phao bơi, ván gỗ,thùng, can nhựa (không chứa nước), túi lilon, mặc nhiều áo nhiều nhất có thể.

Rời khỏi tàu một cách nhanh nhất trước khi bị con tàu kéo xuống đáy đại dương cùng với nó.

Nhảy xuống nước theo phương thẳng đứng, bịt mũi cũng được nhưng phải ôm phao thật chắc trước ngực, rơi xuống nước thì đè lên phao. Hãy chú ý chọn hướng đó để nhảy đừng nhảy xuống biển ngược chiều gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Khi xuống nước, chúng ta mặc nhiều quần áo, áo phao,… sẽ giúp tránh được sự mất nhiệt đáng kể do cơ thể ngâm lâu dưới nước lạnh nhất là vào ban đêm.

Bơi ra xa nhưng phải quanh quẩn khu vực tàu chìm để tiện cứu hộ, cố gắng tìm kiếm xung quanh thứ gì có thể tận dụng được (lương thực, nước uống. phao … )

Nếu quanh đó có xuồng cứu hộ thì bơi lại gần để dc hỗ trợ. Dù không được lên thì ta cũng có thể bám nhẹ vào đó và tiết kiệm được rất nhiều năng lượng để di chuyển.

Tuyệt đối tránh xa khu vực tràn trên mặt biển do dễ xảy ra hỏa hoạn.

Bơi vào bờ

Mắc kẹt giữa biển cả mênh mông nếu như bạn không còn lựa chọn nào khác. Nếu may mắn bạn gặp được hải lưu trên biển hãy lập tức nương theo dòng chảy của nó. Cũng dễ đến được hải đảo hay đất liền. Bất kì dòng hải lưu nào cũng đi qua 1 hoặc nhiều lần những nơi như thế.

 Để nhận biết được dòng hải lưu bạn hãy quan sát màu nước biển. Sự giao nhau của các dòng hải lưu khiến cho màu sắc biển thay đổ

Nhìn mây tìm đất liền cũng là một kỹ năng sinh tồn quý giá nếu bạn bị mắc kẹt trên biển mênh mông. Các đám mây thường bị gió thổi trôi đi với tốc độ giống nhau rất dễ nhận ra. Nhưng bỗng nhiên bạn nhìn thấy một đám mây đứng yên ở 1 vị trí trong khi những đám mây khác đang chuyển động thì hãy nhằm hướng đó bơi tới. Đó chính là hải đảo.

Hoặc có thể quan sát chim biển để xác định được hướng của đất liền khi ở trên biển. Nếu trời gần tối thì hướng mà nó bay tới chính là đất liền.

Nếu bạn may mắn gặp được những dấu hiệu của đất liền, hãy sử dụng tất cả sức lực còn lại của mình để di chuyển đến đó. Bơi sau lưng và bám sát những ngọn sóng, đây là cách bơi đỡ tốn sức nhất.

Nếu sóng từ ngoài đánh về phía bạn dù ở đằng trước hay đằng sau. Hãy lặn một hơi tạm thời chìm xuống để nó đi qua rồi mới trồi lên bơi tiếp, bạn sẽ không bị nó tác động.

Trôi dạt với bè cứu hộ

Giữ cho mình được khô ráo, dù trên bè thì cũng phải ngăn cản sự mất nhiệt (vào ban đêm) để giữ năng lượng. Nắng trên biển rất gay gắt và mạnh không kém ở sa mạc, tận dụng bóng mát từ cánh buồm hoặc đơn giản chỉ là mặc áo quần che kín cơ thể. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng để tránh việc đổ mồ hôi, mất nước.

Nếu mang được thực phẩm hãy cất giữ cẩn thận nơi thoáng mát và an toàn. Hạn chế ăn liên tục hãy lên kế hoạch phân bổ hợp lý thức ăn. Tránh hoạt động nặng nhọc, bạn cần giữ sức khỏe cho quá trình lâu dài.

Nếu trên biển gặp trời mưa hãy tìm cách hứng, đựng và dự trữ nước mưa nhiều nhất có thể. Mưa trên biển cũng không hề hiếm.

Trong trường hợp bạn không gặp bất kì cơn mưa nào thì hãy uống nước ép từ cá, cơ thể con người 70% là nước thì cá cũng chứa một lượng nước tương tự. Nó có vị tanh nhưng ít nhất thì không hề mặn, cũng không khó uống như máu động vật.

Mưu sinh trên bè cứu hộ

Nói ngắn gọn là cho dù còn hay hết lương thực,thực phẩm. Việc tìm kiếm và dự trữ nó không bao giờ là thừa thãi cả. Đánh bắt cá, chim biển, tìm rong tảo là những lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm đó

Dùng lao, móc, dao,gậy, mái chèo hoặc bất kì thứ gì bạn tạo ra để đâm, đập, chém tất cả những con cá hay bất kì sinh vật biển nào lảng vảng quanh bè.

Nếu bắt buộc phải uống nước biển để đỡ khát và mất nước bạn hãy tuân thủ theo quy định:

Mỗi lần không được uống quá một ngụm lớn.

Không được uống quá 2 lần trong một ngày.

Di chuyển với với bè cứu hộ

 Chèo bằng mái chèo, dùng buồm lợi dụng sức gió và di chuyển nương theo các dòng hải lưu.

Nếu bạn trôi dạt trên đại dương đã lâu mà không thể xác định được phương hướng di chuyển, việc tìm kiếm một dòng hải lưu là điều cần thiết

Di chuyển trên biển bằng bè

Hải Lưu: tìm kiếm và tận dụng các dòng hải lưu là phương án tốt nhất, ta luôn có một hướng đi cụ thể mà không bị chi phối bởi hướng gió hoặc đơn giản khi ta thậm chí không có nổi một chiếc buồm. Khi đã tìm kiếm được cho mình một dòng hải lưu nào đó ta có thể điều khiển tốc độ di chuyển của mình bằng một công cụ tự tạo. Nó có thể tăng tốc độ của bè lên rất đáng kể. Đó là 1 chiếc Sea anchor , vật dụng này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng khá rộng rãi.

  Dòng hải lưu chảy mạnh nhưng thường chảy sâu trong lòng biển hơn là trên mặt. Sử dụng một chiếc buồm ngầm như thế này để kéo chiếc bè về phía trước thì rất hiệu quả khi ta đang trong dòng chảy của nó.Nếu không thể tạo ra bất kì cái sea anchor nào được thì làm bè đầm hơn, chìm sâu vào nước hơn 1 chút thì tốc độ trôi cũng nhanh hơn.

Lợi dụng sức gió là một cách khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với một chiếc buồm thì nên lợi dụng gió vì gió ở khắp nơi và không khó kiếm tìm như các dòng hải lưu

Không một ai muốn mình bị trôi dạt trên biển. Bởi nhiều nguyên nhân khiến ta bị lâm vào tình trạng này. Ngoài những kỹ năng sinh tồn cần thiết chúng ta cần phải cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, nỗi cô đơn, tâm lý hoảng loạn mà từ đó giúp mình thoát ra khỏ tình trạng này càng nhanh càng tốt. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Theo GenK

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ