Kỹ năng cần thiết bảo vệ bản thân và gia đình khi gặp mưa lũ

13/07/2016 16:32

chúng tôi xin cung cấp một số kỹ năng cần thiết giúp hạn chế tối đa những tổn thất do mưa lũ gây ra.

Hàng năm cứ đến giai đoạn mưa bão nước ta lại xảy ra không ít những vụ tai nạn đáng tiếc trong đó có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Do đó, để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản để xử lý tình huống khi gặp mưa lũ, hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Xuất phát từ tầm quan trọng trên, chúng tôi xin cung cấp một số kỹ năng cần thiết giúp hạn chế tối đa những tổn thất do mưa lũ gây ra.

Theo dõi tivi, radio, internet, mạng xã hội

Nếu bạn đang ở trong vùng có khả năng bị lũ hoặc bị ngập nước, nên thường xuyên theo dõi thời tiết trên báo đài để nắm được thông tin và chỉ động ứng phó kịp thời ứng phó với nước lũ. Thông tin về những khu vực bị ảnh hưởng, những đường nào có thể đi xe được, nơi di tản nếu cần thiết và thông báo của Ủy ban phòng chống lũ địa phương rất quan trọng. Ngoài ra, thông tin cập nhật tình hình nơi xảy ra mưa lũ trên mạng xã hội facebook của người dân cũng vô cùng bổ ích, cần được quan tâm.

Chuẩn bị túi đồ sơ tán

Bạn nên chuẩn bị trước những vật dụng thiết yếu trong túi hoặc ba lô gọn nhẹ như:

- Nước: Hãy chuẩn bị ít nhất 2 lít nước trong người, chia thành nhiều chai nhỏ để dễ dàng cầm theo người khi di tản.

- Thực phẩm: Chọn thực phẩm đóng lon, lương khô và đồ khui hộp.

- Đèn pin và pin dự phòng.

- Bộ đồ nghề sơ cấp cứu.

- Quần áo, áo mưa, túi ngủ.

- Những vật dụng cần thiết khác cho bạn như thuốc men, vật dụng cho trẻ em và người già, người khuyết tật trong gia đình (nếu có).

- Tiền: Đừng quên mang theo tiền mặt. Nước lũ có thể khiến các trụ ATM không hoạt động hoặc hết tiền, ngân hàng trong khu vực ngập nước nặng có thể không mở cửa. Hãy luôn có tiền mặt trong người để mua những nhu yếu phẩm cần thiết.

- Giấy tờ tùy thân có dán ảnh như CMND, giấy phép lái xe.

- Phương tiện liên lạc như điện thoại, radio...

Bảo vệ đồ đạc

- Tắt nguồn nước, điện, gas của tất cả các thiết bị trong nhà khi có thông báo mực nước có thể tràn vào nhà. Không bao giờ được chạm tay vào nguồn điện khi đang đứng trong nước.

- Ngắt nguồn những thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy rửa chén.

- Di chuyển những vật dụng có giá trị lên cao, hạn chế tối đa thiệt hại khi nước tràn vào nhà.

- Chuẩn bị các loại phương tiện che mưa, vải nhựa, túi ni lông dày, chắc, dây chằng để chứa những vật dụng cần thiết như giấy tờ, tài liệu, áo quần... chằng buộc các vật dụng trong nhà dễ bị trôi nổi khi lũ lụt.

Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn

- Hãy rời khỏi nhà bạn nếu chính quyền khu vực bạn cư trú yêu cầu. Lờ đi những thông báo này là bạn đã tự đặt mình và gia đình vào tình huống nguy hiểm. Thậm chí, bạn còn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng đội cứu hộ khi họ sẽ phải lập kế hoạch giải cứu bạn khi nước lên cao. Nhớ mang bộ công cụ khẩn cấp theo khi di tản.

- Đi theo những chỉ dẫn của người có chức năng: Đừng đi đường tắt vì chúng có thể khiến bạn rơi vào những khu vực bị cấm hoặc nguy hiểm.

- Không bao giờ đến gần khu vực bị lũ, không được để trẻ em và người lớn tuổi lại gần nước lũ.

- Không bước đi trên bờ biển, đê chắn biển, bờ sông khi có lũ.

- Tránh băng qua cầu nếu nước đang dâng cao và chảy xiết. Tránh băng qua cống nước, chúng có thể rất nguy hiểm vì nước rất xoáy và mạnh. Cảnh giác với đường ống xả trên tường nhà hoặc cây to. Gió bão có thể làm chúng gãy đổ, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn đang ở gần đó.

- Nếu bạn đang ở trong xe, đừng cố lái xe qua nước lũ. Nước có thể sâu hơn bạn tưởng và xe bạn có thể bị kẹt hoặc bị nước cuốn trôi.

- Nếu bạn đang ở trong xe hơi bị kẹt giữa dòng nước lũ, hãy bỏ xe lại và tự cứu mình.

Việc cần làm sau khi nước rút

-  Kiểm tra lại cơ sở hạ tầng của ngôi nhà, nhất là cửa nẻo, mái nhà.

- Sau khi nước rút cần hết sức thận trọng khi bước vào nhà, lưu ý các đường dây điện có thể bị đứt. Không bật lửa nếu nghi ngờ có đường dẫn khí ga bị phá vỡ.

- Kiểm tra thực phẩm, vứt bỏ các loại thực phẩm nếu bị nhiễm bẩn.

- Kiểm tra nguồn nước, thanh lọc sạch nước nếu có dấu hiệu bị ô nhiễm. Tránh sử dụng nguồn nước lũ vì nước có thể bị ô nhiễm bởi dầu, xăng, nước thải.

- Sửa chữa bể tự hoại, các hố lọc, giếng nước khi bị hư hỏng, rò rỉ. Hệ thống thoát nước bị hư hỏng gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe.

- Làm sạch và khử trùng tất cả mọi đồ đạc bị ẩm ướt trong nhà. Bùn bám từ nước lụt có thể chứa nước thải và các hóa chất gây hại.

- Xử lý xác súc vật chết bằng cách phun hóa chất diệt trùng, tưới dầu hỏa lên xác động vật để chống sự xâm nhập của các loài ăn thịt và côn trùng và mang đi chôn hoặc tiêu hủy hợp lý.

Tổng hợp

 

 

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng