Khi nào nên thay giá thể trồng lan, quy trình thay giá thể cho lan
Thời điểm nào nên thay giá thể cho hoa lan, quy trình thay giá thể cho cây lan đúng chuẩn
Khi nào nên thay giá thể trồng lan, quy trình thay giá thể cho lan
Sau một khoảng thời gian chăm sóc nuôi dưỡng, giá thể lan trở nên nghèo làn hết dinh dưỡng người trồng lan cần thay giá thể mới, chậu trồng mới cho lan giúp lan có đủ không gian, dinh dưỡng để phát triển, cho nhiều hoa đẹp hơn. Nhưng khá nhiều người chưa biết thời điểm nào nên tiến hành thay giá thể trồng lan cũng như quy trình thay giá thể cho lan đúng cách, hạn chế làm tổn thương đến bộ rễ của hoa lan.
Khi nào nên thay giá thể cho hoa lan?
Mỗi một loại giá thể trồng lan đều có thời gian sử dụng nhất định, đơn giản như vỏ thông sẽ bị mục nát trong khoảng 2-3 năm, dớn có thể sử dụng 3-4 năm, xơ dừa từ 2-3 năm, than củi có thể sử dụng từ 3-5 năm, đất nung có tuổi thọ từ 2-3 năm,…
Đến một thời điểm nào đó chúng sẽ bị đóng rêu, mục nát hoặc khả năng giữ nước kém, không còn chất dinh dưỡng để cho lan phát triển. Nếu như giá thể trồng lan quá hạn sử dụng còn có thể trở thành nguồn lây nhiễm, nấm bệnh gây hại cho hoa lan. Để xác định được thời điểm cần thay giá thể cho lan người trồng cần lưu ý đến một số đặc điểm dưới đây:
+ Trong quá trình chăm sóc hoa lan, một số chậu lan có rễ rắng nhô ra giữa các khoảng trống trong chậu
+ Cây hoa lan trở lên quá to so với chậu trồng lan, giá thể trồng lan
+ Cây lan mất cân bằng so với chậu trồng của chúng
+ Khi trồng trong giá thể bị mục nát, khả năng thoát nước kém, trở nên ẩm thấp cần thay đổi giá thể trồng lan
+ Lan bị bệnh thối đen, thối rễ, thối thân, bệnh đốm lá,…
+ Rễ lan bắt đầu đâm ra khỏi chậu, nhánh cây ra khỏi thành chậu hoặc xuất hiện tình trạng thối rễ bất thường thì cần thay giá thể, chậu trồng lan mới.
+ Nếu giống lan đang chăm sóc là một cattelya hoặc hoa lan khác tạo ra giả hành. Thay chậu ngay sau khi ra hoa và trước khi rễ bắt đầu phát triển
Hướng dẫn quy trình thay giá thể cho cây lan đúng chuẩn
Dụng cụ thay giá thể cho hoa lan:
+ Nên chọn một cái chậu trồng mới lớn hơn 3-5cm so với chậu trồng nước
+ Chậu trồng có thể làm bằng chất liệu gỗ, nhựa có các lỗ xung quanh, chậu bằng đất nung có đục lỗ xung quanh chậu để tăng sự lưu thông không khí trong rễ của hoa la
+ Lựa chọn giá thể trồng lan: vỏ thông, than củi, gỗ lũa, xơ dừa,…giá thể phù hợp với nhu cầu của từng giống lan.
+ Găng tay, kéo cắt lan đã được khử trùng
Các bước thay giá thể cho lan
Bước 1: Khử trùng chậu trồng lan mới bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với giá thể trồng lan có thể ngâm giá thể với nước vôi trong và rửa lại với nước nhiều lần cho sạch.
Bước 2: Đeo găng tay cao su, khử trùng kéo chuyên dụng, dao để có thể nhấc lan ra khỏi chậu cũ không làm ảnh hưởng tới bộ rễ của hoa lan
Bước 3: Khi nhấc lan khỏi giá thể cũ dùng tay nhẹ nhàng tách từng sợi rễ, các sợi rễ còn bám dính lại vào giá thể cũ hay sợi rễ bị thối, rễ bị bệnh cần dùng dao, kéo đã khử trùng cắt bỏ
Bước 4: Rửa sạch rễ lan với nước, nhúng rễ của lan qua dung dịch kích thích rễ trong khoảng 30 phút.
Bước 5: Sau khoảng 30 phút, chuyển lan vào chậu trồng mới, cho cây nằm ngang trên đỉnh giá thể mới, dùng đũa gắp các miếng giá thể lên phía trên rễ lan, đảm bảo cây đứng thẳng và vững
Bước 6: Sau đó đặt lan ở nơi có bóng mát ít nhất 1 tuần để duy trì độ ẩm thích hợp giúp rễ cây bám vào giá thể mới, phát triển tốt
Chăm sóc hoa lan sau khi thay giá thể mới
+ Duy trì tưới nước cho hoa lan 1-2 lần mỗi ngày, tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới nước vào tối muộn để duy trì độ ẩm, kích thích rễ lan bám vào giá thể mới, hút các chất dinh dưỡng từ giá thể mới
+ Nên đặt chậu lan ở nơi bóng mát, tránh đặt nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời, khu vực có nhiệt độ cao khoảng 1 tuần đầu sau khi thay giá thể mới
+ Có thể phun thêm các chế phẩm để diệt nấm, trừ sâu hạn chế sâu bệnh cho hoa lan
Những điều lưu ý khi thay giá thể cho hoa lan
+ Cần rửa tay sạch trước và sau khi thay giá thể cho hoa lan
+ Trước khi tiến hành thay giá thể nên khử trùng sạch sẽ các dụng cụ dùng trong suốt quá trình thay chậu và giá thể mới hạn chế vi khuẩn, nấm bệnh
+ Trong quá trình chuyển lan từ giá thể cũ sang giá thể mới hãy tiến hành loại bỏ sạch các phần rễ, thân hay nhánh cây bị sâu bệnh, nấm
+ Lựa chọn, thay giá thể mới thích hợp với giống lan đang trồng để đảm bảo mang đến môi trường sống mới thực sự hiệu quả cho lan phát triển tốt, khỏe mạnh, ra nhiều hoa, hoa lâu tàn.
Hi vọng quy trình thay giá thể cho hoa lan, xác định thời điểm thay giá thể cho lan mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích những người trồng lan, mới trồng lan chưa có kinh nghiệm có thể tự mình thực hiện quy trình thay thế giá thể này một cách chuẩn xác nhất.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Những giá thể trồng lan cực tốt, cách xử lý giá thể trước khi trồng lan
+ Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị
+ Lan bị bệnh đốm lá: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả nhất
+ Bệnh thối lá ở lan phải khắc phục ra sao?
+Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ
Suckhoecuocsong.vn/TH