Góc chuyên gia: Khi bị bọ chét cắn phải xử lý thế nào?

19/04/2018 15:22

Phải xử lý thế nào khi bị bọ chét cắn

Bọ chét cắn là nỗi ám ảnh của những người dân vùng sâu, vùng xa. Hậu quả khi bị bọ chét cắn là những nốt mẩn ngứa khắp người gây khó chịu vô cùng. Vậy khi bị bọ chét cắn phải làm thế nào?

Đặc tính của loài bọ chét

Bọ chét là tên chung để gọi loài Siphonaptera không có cánh. Bọ chét sống kí sinh bên ngoài nhờ hút máu của những động vật máu nóng có vú và loài chim. Bọ chét có kích thứớc 0,5 x3.5mm. Chúng có màu đen hoặc hơi nâu đỏ (bọ chét chó hoạc mèo). Loại này không có cánh, người có nhiều gai suôi về phía sau, đặc biệt có hai càng sau mập và dài, dùng để nhảy.

Theo thống kê, có tới trên 2.200 loài bọ chét. Trong đó có những loài thường gặp là: Bọ chét mèo: Ctenocephalides felis; Bọ chét chó : Ctenocephalides canis; Bọ chét người: Pulex irrtans; Bọ chét chuột miền Bắc: Nosospsyllus fasciatus; Bọ chét phương Đông: Xenopsylla cheopis.

Vòng đời của bọ chét từ 20 đến 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Chúng phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm70 - 85%. Khi nhiệt độ đột ngột hạ thấp thì bọ chét ngừng phát triển và tồn tại kéo dài vài tháng đến một năm.

Ở môi trường trong nhà bọ chét sinh sản quanh năm. Các tỉnh phía Bắc bọ chét phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè. Vòng đời của chúng chia làm 3 giai đoạn gồm ấu trùng, nhộng và  trưởng thành.

Nét đặc biệt của bọ chét cái trưởng thành là khi có khả năng sinh sản chúng mới hút máu và chỉ đẻ trứng sau khi đã hút máu. Sau mỗi lần hút máu, mỗi bọ chét cái đẻ từ 2-20 trứng. Trứng của bọ chét có thể dính trên da, lông của vật chủ hoặc rơi xuống đất. Vì vậy, thường những vùng đất mà vật chủ ngủ hoặc trú ngụ là môi trường sống đầu tiên của trứng để phát triển thành ấu trùng bọ chét.

Bọ chét gây bệnh và truyền bệnh như thế nào?

Bọ chét đốt người hút máu ngây bệnh sẩn ngứa ở Việt Nam là bọ chét chó và bọ chét mèo (Ctenocephalides felis, Ctenocephalides canis). Hậu quả để lại là  các sẩn huyết thanh, kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa và khó chịu.

Số ít có những trường hợp phản ứng mạnh dẫn đến hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Các thống kê cho thấy thương tổn thường gặp ở phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp súc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế gồm vùng cổ, mặt, tay, chân, quanh thắt lưng.

Ôm, chơi đùa với vật nuôi dẫn đến nguy cơ bị bọ chét nhảy sang người cắn

Ngoài ra bọ chét có thể là vật chủ trung gian lây truyền một số bệnh khác cho con người. Cụ thể, bọ chét phương Đông (Xenopsylla cheopis) có thể truyền một số bệnh dịch, bệnh sốt kéo dài từ chuột sang người hoặc bọ chét mèo, chó truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

Phải xử lý thế nào khi bị bọ chét cắn

Khi bị bọ chét cắn không nên gãi mạnh để tránh chày xước. Có thể điều trị tại chỗ bằng kem kháng histamin hoặc kem corticoid hoặc DEP, nếu có viêm tấy, bội nhiễm dùng thuốc sát khuẩn hoặc kem kháng sinh.

Trường hợp ngứa nhiều có thể kết hợp dùng kháng histamin toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.

Để tránh bị bọ chét tấn công cần vệ sinh quần, áo, chăn chiếu và nơi ở sạch sẽ, gọn gàng. Cần xác định vật nuôi nào trong nhà là nguồn lây đầu tiên và nguồn dự trữ mầm bệnh. Do đó, phải xác định con vật nào có bọ chét (chó hay mèo, chim…) để loại bỏ hoặc điều trị cho chúng. Đồng thời phải diệt tận gốc nơi ở của bọ chét bằng cách phun, xịt thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng để tiêu diệt trứng, ấu trùng, nhộng và bọ chét trưởng thành.

Theo Bệnh viện Da liễu quốc gia

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ