Góc chuyên gia: Cảnh báo đỉa chui vào mũi khi tắm sông, suối

24/04/2018 12:07

Nguy hiểm khôn lường khi đỉa chui vào mũi do tắm sông suối

Để giảm bớt cái nóng oi ả của ngày hè, nhiều gia đình đưa con đi du lịch. Vừa giúp con khám phá những miền quê của giải đất hình chữ S vừa tận hưởng dòng nước mát lạnh từ các con sông, suối. Tuy nhiên một số trường hợp bị đỉa sống ký sinh trong người do vô tình chui vào mũi khi tắm mà không hay biết.

Thống kê tại các bệnh viện cho thấy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị đỉa chui vào mũi khi tắm suối. Điều nguy hiểm là khi đỉa ký sinh trong mũi người, chúng sẽ là sát thủ giấu mình, tấn công cơ thể và gây ra nhiều biến chứng.

Đỉa thường cư trú ở mũi, thanh quản

Trên thực tế một số bệnh viện đã phải can thiệp cấp cứu và nội soi cho một số bệnh nhân bị đỉa chui vào mũi, sống ký sinh cả tháng trời.

Các biểu hiện gồm nuốt bị vướng, khạc ra máu tươi, khó thở. Sau đó các triệu chứng nặng dần. Đôi khi xuất hiện có những dấu hiệu bất thường trong khoang mũi, chảy máu…

Biểu hiện thường thấy của người bệnh là cảm giác nhột trong lỗ mũi, xì mũi, nghẹt mũi, đa số bị một bên. Các triệu chứng này dễ nhầm với viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nếu không nội soi rất khó phát hiện đỉa trong mũi. Vì vậy có trường hợp bác sĩ chẩn đoán là viêm xoang vì bản thân người bệnh cũng không ngờ là bị đỉa chui vào mũi.

Các bác sĩ đánh giá, đa số người bệnh bị đỉa chui vào mũi thường là tiếp xúc với môi trường sông nước hoặc uống nước sông, ao hồ, nơi đỉa sinh sống. Đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi và do hít sâu nên đỉa có thể xuống tới phế quản.

Nguy hiểm khôn lường

Khi đỉa hút máu sẽ tiết ra chất làm máu không đông, có thể gây chảy máu xuống đường khí quản làm người bệnh khó thở, suy hô hấp, tử vong. Đặc biệt, khi con đỉa hút đầy máu có thể làm hẹp đường thở, gây tử vong.

Qua đó các bác sĩ khuyến cáo đối với những trường hợp bị ho ra máu kéo dài, điều trị nội khoa không thuyên giảm nên đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi, chẩn đoán.

Đối với các trường hợp sau khi đi tắm sông, suối về mà có những biểu hiện khác lạ ở vùng mũi, họng thì phải đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ khám, can thiệp kịp thời.

Trường hợp phát hiện có đỉa sống ký sinh trong mũi, khí, phế quản người dân không được tự ý gắp hay xử lý bằng dung dịch mà phải có hướng dẫn, xử lý của bác sĩ để tránh đỉa có thể chui vào sâu hơn.

Theo Tuoitre.vn

Các tin khác

Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý

Ngộ độc thịt cóc: nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí chuẩn nhất

Ngộ độc trà sữa dấu hiệu nhận biết, cách xử lý chuẩn

Kỹ năng sơ cứu người bị ngạt khói trong hỏa hoạn

Ngộ độc sắn, say sắn: triệu chứng, cách xử lý chuẩn nhất

Kỹ năng xử lý khi mắc kẹt trong thang máy bị mất điện đột ngột

Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ

Người đọc sách thường có khi chất thế nào

13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn

10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng