Filler có tự tan không, sau bao lâu filler sẽ tan hết?

13/04/2022 16:43

Tiêm filler có thể duy trì được bao lâu, tiêm filler có tự tan hay không

Filler có tự tan không, sau bao lâu filler sẽ tan hết?

Tiêm filler là một trong những giải pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn để giúp gương mặt trở nên đẹp hơn, làn da căng mặn, mờ  nếp nhắn, làm đầy các mô bị thiếu. Nhưng khá nhiều người chưa biết sau bao lâu sau tiêm thì filler sẽ tan hết, làm như thế nào để thúc đẩy nhanh hoặc chậm quá trình tan filler, filler có tự tan hay không? Để giải đáp những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tiêm filler là sử dụng chất làm đầy sinh học có cấu tạo từ axit hyaluronic, dùng để nâng mô dưới da hoặc tăng kích cỡ của vùng thẩm mỹ. Các chất làm đầy được sử dụng thông thường là Hyaluronic acid (HA), Canxi hydroxylapatite (CaHA), Axit poly-L-lactic, Axit poly-L-lactic, Polymethylmethacrylate (PMMA). Tiêm filler là phương pháp đưa chất filler vào vùng cần tạo hình. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp xóa nếp nhăn, xóa rãnh cười, làm đầy thái dương, tăng kích cỡ mông, chỉnh hình mũi, cằm, môi, má, trán,...

Cơ chế tiêm filler chính là filler sẽ lấp đầy những vùng mô thiếu hụt, tác động tăng kích thước tạo hình dáng cằm mà không xâm lấn đến cấu trúc xương và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian tiêm filler diễn ra chỉ khoảng 15-20 phút không mất quá nhiều thời thực hiện so với nhiều phương pháp trước đó.

Tiêm filler có thể duy trì được bao lâu?

Theo cơ chế hoạt động, sau một thời gian khi tiêm filler vào các khu vực như mũi, cằm, má, môi,…thì filler sẽ dần dần tan hết và vùng được tiêm filler sẽ được trả về trạng thái ban đầu. Theo các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, thành phần chính trong filler được sử dụng hiện nay chính là Axit Hyaluronic- có thể dễ dàng tương thích với cơ thể.

Theo đó, filler này có thể tồn tại trong cơ thể con người từ 6-12 tháng tùy theo từng cơ địa mỗi người, loại filler được sử dụng, trình độ chuyên môn của người thực hiện cũng như cách chăm sóc sau tiêm tại nhà. Nếu sau khoảng 6-12 tháng filler sẽ tan hết,  nếu muốn tiếp tục duy trì hiệu quả tiêm chất làm đầy để làm đẹp, căng bóng da thì phải tái tiêm.

Tiêm filler có tự tan hay không? Filler sẽ tan khi nào?

Filler sẽ dần tự tan hết nếu loại filler đó chất lượng, có kiểm định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, loại filler chất lượng cao, thực hiện tiêm filler ở các cơ sở uy tín, thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, quá trình tan filler không diễn ra ngay lúc đó mà sẽ tan dần từ từ cho đến khi tan hết hẳn rồi đào thải ra ngoài.

Nguyên nhân khiến cho filler tan sớm:

+ Filler không tương thích với cơ thể gây nên phản ứng muốn đào thải nên phải đi tiêm tan filler để giải trừ chất làm đầy được tiêm, tránh gây tổn hại đến vùng được tiêm filler

+ Không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ khi chăm sóc tại nhà

+ Đi xông hơi, massage, tiếp xúc trong môi trường có hơi nóng, nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời… trong tuần đầu sau khi tiêm filler

+ Muốn thực hiện phương pháp khác lên vùng điều trị thì có thể chọn tiêm tan filler.

Thông thường khi tiêm tan filler các bác sĩ sẽ thoa thuốc tê lên vùng tiêm, trong quá trình thực hiện, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhưng sau khi hết thuốc tê, các bạn có thể cảm thấy hơi sưng đau một chút. Sau khoảng 1-2 ngày là sẽ hết đau và đây cũng là thời gian mà filler tan hết sau khi được tiêm tan.

Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa các biến chứng tuyệt đối không nên tiêm tan filler tại nhà. Bởi bạn không biết được chính xác lượng thuốc tan filler cần là bao nhiêu để tiêm tan đạt hiệu quả, không thể xác định chính xác vị trí và độ nông sâu khi tiêm, có thể gặp biến chứng nguy hiểm khi mua chất tiêm tan bán trên thị trường. Tốt nhất nên đi tiêm filler hay tiêm tan filler ở những cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ uy tín, lựa chọn chất tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép sử dụng từ các cơ quan Y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao.

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

Sự thật về tiêm filler nâng mũi, độn cằm

Tiêm filler: nguyên nhân gây mù và biến chứng khác

Tiêm filler môi là gì, những ai nên và không nên tiêm filler môi?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da

Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng

Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh

Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da

Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua

Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay

Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá

Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?

Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà

3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả