Đừng coi sự nhàn rỗi là một món quà trời ban
Người nhàn rỗi thì nhiều buồn bã, người lười biếng thì nhiều bệnh tật
Người bận rộn luôn tràn đầy sức sống, người nhàn rỗi nếu không phải là một gương mặt sầu não thì là một tinh thần uể oải, dễ dẫn tới bệnh tật.
Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Đắc nhân tâm" từng nói: "Hãy duy trì sự bận rộn, bởi đó là liều thuốc rẻ nhất thế giới".
Có người nói: "Được làm việc mới khiến tôi cảm giác như mình đang sống. Nhàn hạ khiến ta dễ rơi vào khủng hoảng, lo âu, dường như bản thân như bị dừng lại một chỗ".
Người nhàn rỗi thì nhiều buồn bã, người lười biếng thì nhiều bệnh tật
Quả thực, mọi sư lo âu và phiền não đều do nhàn rỗi mà ra, người một khi không có việc gì để làm, rảnh rỗi là nghĩ ngợi lung tung, càng nghĩ càng sợ hãi, càng sầu não, cuối cùng chỉ còn dư lại những khổ hạnh, mà đều là do bản thân nghĩ ngợi mà có.
Bận rộn không phải là chuyện xấu như mọi người vẫn nói mà là phúc lành từ trời cao. Nhưng ông Lý Thiệu Lỗ dù đã 91 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, có thể leo 10 tầng cầu thang mà không mệt. Bí quyết dưỡng sinh của ông chính là không để mình rảnh rỗi.
Sáng nào ông cũng dậy từ 7 giờ, tập thể dục một tiếng, ăn sáng xong lại đi tản bộ. 9 giờ hơn ông về đọc báo, xem sách. Buổi chiều ông nghe nhạc, tập thư pháp và tiếp tục rèn luyện một giờ, ngoài ra ông còn dành thời gian giúp vợ việc nhà.
Có câu: Người rảnh rỗi hay ưu sầu, người lười biếng nhiều bệnh tật, người bận rộn lắm niềm vui.
Thực sự là như vậy. Khi một người nhàn rỗi, tinh thần và thể chất của người đó sẽ bị dày vò. Rảnh rỗi dễ suy nghĩ linh, mà lười biếng cũng khiến thân thể uể oải, sức khỏe ngày càng rời xa chúng ta. Ngược lại, bận rộn lại là một liều thuốc quý trên thế gian, từ trước tới nay bận rộn luôn là khởi đầu cho một cuộc sống năng động.
Cuộc sống quá nhàn rỗi thực sự là một thảm họa
Một người đàn ông ở Anh từ một công nhân dọn rác nghèo đã trở thành triệu phú sau một đêm nhờ trúng số độc đắc. Anh ta bỏ việc, vung tiền mua xe sang và bắt đầu lao vào cuộc sống ăn chơi trác táng với ma túy, mại dâm và cờ bạc.
Chỉ trong vòng 7 năm, anh đã mất 9,7 triệu bảng Anh và lại trở thành kẻ bần cùng, nghèo rớt mồng tơi; cả vợ và con gái đều bỏ anh ta mà đi. Vật chất có thể thoải mãn dục vọng nhất thời của con người, nhưng đắm chìm trong sự buông thả khiến người ta khó cảm nhận được hạnh phúc chân thật của nội tâm.
Rảnh rỗi có thể mang lại niềm vui tạm thời nhưng liên tục nhàn rỗi sẽ khiến người ta nhàm chán, thậm chí là thui chột ý chí, kéo rời bạn khỏi những mục tiêu tốt đẹp mà bạn từng đặt ra.
Bận rộn có thể rất mệt mỏi, thậm chí bạn phải chia nhỏ khoảng thời gian trong ngày. Nhưng nó có thể đem lại cho bạn rất nhiều thu hoạch: Từ kinh nghiệm sống, tài sản, kiến thức cho đến sự hạnh phúc trong nội tâm.
Trong mấy chục năm cuộc đời, chúng ta nên để lại điều gì đó cho thế giới này. Đừng coi "sự nhàn rỗi" như một món quà trời ban, những thứ khiến bạn thích thú, vui sướng một ngày nào đó nó có thể sẽ hủy hoại bạn.
Tất nhiên, quá bận hoặc quá nhàn rỗi đều không nên. Trong Thái Căn Đàm có câu: Đời người nhàn rỗi chớ sinh ý nghĩ trộm cướp, quá bận rộn thì đánh mất bản tính chân chính. Trong bận có rảnh, trong rảnh có bận, có việc để làm, có người để yêu thương, có chốn mong đợi, đó mới là trạng thái trọn vẹn nhất của cuộc đời.
Khi bạn bắt đầu biết cách trân trọng, tận dụng thời gian và sắp xếp cuộc sống hợp lý là bạn đang kéo dài tuổi thọ, mở rộng giá trị cuộc sống.
Cái gọi là sống hết mình đó chính là chúng ta không buông xuôi mọi giai đoạn của cuộc đời.
Lợi ích của sự bận rộn
Nhàn hạ khiến tâm hồn trở nên đơn điệu, lười biếng sẽ khiến thân thể ta phải chịu nhiều bệnh tật, khi trở nên lười biếng, tất cả chức năng của cơ thể hoạt động chậm lại, từ đó sức khỏe bị ảnh hưởng, bệnh tật cũng từ từ tìm đến.
Có thể ngồi xe liền lười đi bộ, có thang máy nên lười đi thang bộ, có thể gọi đồ ăn mà lười nấu cơm, về lâu về dài, chúng ta sẽ phải trả một cái giá cho sự lười biếng của bản thân.
Hơn nữa, người lười biếng không muốn động chân động tay, ngày tháng rảnh rỗi cũng nhiều, suy nghĩ nhiều, vốn dĩ bản thân không có bệnh tật, nhưng bởi tâm lý luôn bất an lo âu, dễ sinh bệnh.
Cho nên nói, con người không thể nhàn rỗi, không thể lười biếng, bệnh tật đều do nhàn rỗi và lười biếng mà thành, hãy tìm cho bản thân việc để làm, người thật sự đang sống luôn là người bận rộn.
Không bỏ công sức chắc chắn sẽ không thu được quả ngọt, muốn một cuộc sống tốt đẹp, ngay bây giờ hãy bắt tay vào làm việc. Đừng sợ bản thân sẽ xa vào guồng quay cuộc sống, cũng đừng mang tư tưởng bản thân sẽ làm việc đến sức cùng lực kiệt.
John Davison Rockefeller - ông vua dầu mỏ nước Mỹ là một người rất nhiệt huyết với sự nghiệp của mình, ông từng nói: "Tôi sẽ không bao giờ quên công việc đầu tiên của mình, mặc dù trời chưa sáng đã phải đi làm, đèn ở phòng làm việc mờ mờ như ánh trăng, nhưng tôi chưa bao giờ nửa lời th.an vãn công việc đó. Tôi thậm chí đã ngất vì làm việc, bất kỳ điều gì cũng không thể cản trở tình yêu của tôi đối với công việc".
Ông ấy còn nói: "Tôi chưa bao giờ nếm thử cảm giác thất nghiệp, đó không phải là do tôi may mắn, mà là vì tôi luôn làm việc. Nếu xem công việc là niềm vui, cuộc đời sẽ giống như thiên đường; nếu xem công việc là nhiệm vụ thì cuộc đời giống như thảm họa
Bận rộn sẽ giúp chúng ta nếm được giá trị của sinh mệnh và ý nghĩa thực sự của công việc. Giả dụ, nhờ lao động vất vả bạn kiếm được một xấp tiền, bạn sẽ cảm thấy giá trị của những đồng tiền bằng mồ hôi, nước mắt và tự hào về nó. Khi nhìn thấy thành quả của việc đã tiêu tốn thời gian và tâm huyết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hãnh diện và vui vẻ.
Câu chuyện cuối về cách dạy con không được lười biếng rất tuyệt vời
Cậu ngồi ngủ gật suốt trên đường đi mặc cho người cha lầm lũi đánh xe trên con đường gồ ghề sỏi đá. Đang đi người cha bỗng nhìn thấy trên đường có một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đó đánh rơi. Người cha lay Kumar dậy và bảo hãy nhảy xuống nhặt chiếc móng kia lên, mang ra chợ bán nhưng Kumar mặc dù nghe thấy nhưng lười biếng cứ ngồi im giả vờ ngủ gật.
Người cha lại lay cậu con trai lần nữa, nhớ ra Kumar rất thích ăn quả anh đào, ông nói: “Nhảy xuống nhặt đi con, tới chợ cha bán nó đi rồi mua quả anh đào cho con ăn” nhưng cậu bé Kumar vẫn không nhúc nhích, mắt vẫn nhắm nghiền giả vờ ngủ. Tiếc của, người cha đành hãm xe ngựa lại và nhảy xuống nhặt chiếc móng sắt lên.
Đến chợ, sau khi bán hết rau, người cha đến chỗ nhà rèn sắt và bán chiếc móng ngựa được 100 đồng, ông mua một túi quả anh đào và cất đi. Trên đường về nhìn thấy túi quả anh đào ngon lành treo trước xe, mặc dù thèm lắm nhưng cậu bé Kumar không dám xin cha vì đã lười biếng. Người cha muốn dạy cho con trai mình bài học về sự lười biếng nên ngồi im lặng, phớt lờ sự thèm thuồng của cậu con trai, ông giả vờ đánh rơi một quả anh đào xuống đường.
Chẳng cần phải để cha thúc giục hay nói gì, Kumar ngay lập tức nhảy ngay xuống xe, nhặt quả anh đào nhai ngấu nghiến rồi lại đuổi theo xe và nhảy lên. Cứ thế, cậu bé vừa nhảy lên xe ngồi chưa ấm chỗ, người cha lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào, Kumar lại nhảy xuống, người cha cũng vẫn đánh xe đi bình thường, không chờ.
Và Kumar lần nào cũng phải đuổi theo xe để nhảy lên. Vừa đúng đến nhà thì hết túi quả anh đào mấy chục quả, Kumar thì mặt mũi phờ phạc vì ăn được một quả anh đào lại phải chạy theo xe thở dốc rồi lại nhảy lên, nhảy xuống.
Người cha hỏi: “Con có mệt không?”, Kumar gật đầu vì không còn sức để trả lời, người cha nói: “Vậy con thích nhảy xuống một lần rồi nhảy lên ngay hay vài chục lần và chạy đuổi theo xe?”, Kumar cúi đầu hiểu ra: “Dạ con đã hiểu thưa cha, từ giờ con sẽ không để sự lười biếng theo mình nữa ạ”.
Bạn thấy đấy, lười biếng chỉ cho bạn sự sung sướng “ngắn hạn”. Muốn thoải mái “dài hạn”, hãy bắt tay làm việc chăm chỉ ngay từ bây giờ.
Suckhoecuocsong.vn