Địa lan Trần Mộng: cách trồng, chăm sóc lan

25/10/2021 17:02

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Địa lan Trần Mộng

Địa lan Trần Mộng: cách trồng, chăm sóc lan

Lan Trần Mộng là một trong những loài Địa lan, thuộc chi Lan Kiếm, có phám danh khoa học là Cymbidium. Lan Trần Mộng có xuất xứ từ Sapa. Loài cây này ban đầu là cây mọc tự nhiên, mọc ở các mỏm đá trong rừng. Khi đó, bà con dân tộc bản địa thấy vẻ đẹp, hương thươm quyến rũ liền mang về trong trong vườn nhà.

Khi nhắc đến loài hoa lan này, nhiều người nghĩ ngay đến câu truyện vua nhà Trần của Việt Nam. Người nổi danh nhất trong giới chơi lan Việt Nam từ xưa đến nay có lẽ là vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII), người đã có “Ngũ Bách Lan Viên”. Kế tiếp vua Trần Anh Tông, chính là phật hoàng Trần Nhân Tông với huyền thoại về hoa lan Trần Mộng. Trần Mộng ở đây có nghĩa “Giấc mộng vua Trần để nói đến tích rũ sạch bụi trần để bước vào cõi thiền thuần khiết”

Tương truyền rằng, vào một đêm vua Trần ngủ thì mơ nhìn thấy một loài hoa địa lan lạ, chúng rất đẹp, hoa màu đỏ hồng và hương thơm quyến rũ. Khi nhà vua tỉnh giấc, , nhà vua ngẩn ngơ và bần thần mãi. Nhưng điều kỳ lạ là cùng ngày hôm đó lại có người tiến vua một chậu lan giống hệt trong giấc mộng tối hôm trước. Chính vì vậy, loài hoa lan quý ấy có tên gọi là địa lan Trần Mộng, ý nói đến giấc mộng của vua Trần.

Loài hoa lan Trần Mộng nhìn như những ánh sao rơi, giúp nhiều người liên tưởng tới những điều tốt lành để khởi đầu năm mới luôn thuận lợi, bình an. Do đó, địa lan Trần Mộng thường được trưng làm cảnh trong phòng khác, công ty hay tại các cửa hàng với mong muốn gặp được nhiều may mắn, công việc thuận lợi, thành công, thịnh vượng….

Đặc điểm Địa lan Trần Mộng

Địa lan Trần Mộng có nhiều đặc điểm chung của các loài địa lan nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt riêng. Địa lan Trần Mộng sở hữu lá dài, đầu lá dài, màu xanh đậm, Dò hoa địa lan dài, màu nâu nhạt, vươn lên nhìn rất đẹp.

Thời điểm ra hoaa của địa lan Trần Mộng là từ cuối đông đến đầu mùa xuân, nhưng thời điểm chúng nở nhiều hoa rất là trong những ngày cận Tết. Chính vì lẽ đó mà loài hoa lan này còn được nhiều người gọi với tên khác là Địa lan Trần Mộng xuân. Khi hoa nở những cành hoa dài của lan hơi uốn xong, tỏa ra xung quanh chậu rất ấn tượng.

Thông thường, hoa lan Trần Mộng mỗi bông nếu được chăm sóc tốt có thể đạt chiều cao lên đến 80 – 90cm. Mỗi bông có kích thước khá to, cánh lan dài xòe rộng, có màu hồng pha với màu cánh gián nên nhìn rất lạ mắt, độc đáo, hoa lâu tàn, hương thơm dịu ngọt bay xa. Địa lan Trần Mộng có 4 màu đặc trưng cơ bản gồm có xanh lơ, vàng chanh, vàng nâu và xanh ngọc, trong đó màu xanh ngọc là màu được nhiều người ưa chuộng nhất. Thường hoa nở gần 3 tháng mới tàn mà không cần phun bất kỳ các chất bảo quản nào, nên thời gian chơi hoa được khá lâu.

Hiện nay, giá bán của một chậu hoa Địa lan Trần Mộng loại nhỏ có giá từ 2-3 triệu đồng/chậu, những chậu địa lan loại trung bình có mức giá từ 10 - 20 triệu đồng/chậu, tùy thuộc vào số bông trong chậu. Những chậu lan có kích thước lớn, chậu hoa to, nhiều hoa nở rực rỡ, tán đều giá bán có thể lên đến 100-150 triệu đồng/chậu.

Địa lan Trần Mộng là một trong những loài Địa lan kiếm khá khó tính yêu cầu chế độ chăm sóc cẩn thận. Chúng sinh trưởng, phát triển mạnh ở những khu vực có khí hậu môi trường mát mẻ như Sapa hay các khu vực vùng núi cao Tây Bắc. Rất là thời điểm chúng chuẩn bị ra hoa, người trồng cần biết kỹ thuật chăm sóc hoa sao cho phù hợp với nhu cầu của hoa để cây có thể cho hoa nhiều, hoa to, màu sắc tươi hơn, thơm hơn và lâu tàn.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Địa lan Trần Mộng

Thời điểm trồng lan Trần Mộng

Theo những người có kinh nghiệm tròng lan Trần Mộng lâu năm cho biết lan Trần Mộng có thể hoa 2 vụ mỗi năm, đó là thu và cuối đông.

Do đó, vào tháng 9 âm lịch là thời điểm phù hợp nhất để tách nhánh Địa lan Trần Mộng. Thời điểm này, cây lan đã phát triển mầm mới một cách hoàn thiện, củ cũng đã hình thành và tích trữ chất dinh dưỡng cho hoa chuẩn bị phát triển.

Bên cạnh đó, việc tách nhánh vào thời điểm này sẽ giúp cho thời gian nhân giống nhanh, đồng thời sẽ giúp củ trần mộng sinh sôi nảy nở 2 lần trong năm, đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người trồng.

Chậu trồng lan Trần Mộng

Địa lan Trần Mộng là loài lan lá dài, mọc rủ nên cần lựa chọn chậu trồng cao, đường kính to để cho lan phát triển, sao cho phù hợp khi đặt trưng bày trong nhà, sân vườn, những nơi có không gian rộng. Chọn chậu trồng có khả năng thoát nước tốt, giữ được mát cho gốc cây.

Khi lựa chọn chậu trồng sâu sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh, những chậu vừa rộng, sâu giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít, yếu. Những chậu vừa sâu, hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống

Trước khi trồng cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch hết đất cát, bụi bẩn chậu nếu sử dụng chậu trồng mới. Ngược lại nếu sử dụng những chậu đã qua sử dụng cần rửa sạch cho hết bùn đất bên trong lẫn bên ngoài chậu, dùng nước xà phòng để rửa sạch chậu, loại bỏ các mầm bệnh, nấm bệnh tồn tại trong chậu cũ.

Đất trồng Địa lan Trần Mộng

Khác với một số loài hoa lan khác, Địa lan Trần Mộng thích hợp khi được trồng trên đất xú. Đất xú là loại đất trồng nằm sâu dưới tầng đất thịt nhưng vẫn chưa tới tầng đất sét. Để lấy được đất xú trồng lan Trần Mộng người trồng thường lấy đủ đất về xắn nhỏ ra để phơi khô, rồi thử thả cục đất vào nước. Khi thả vào nước, thấy đất nổi lên thì lúc đó mới sử dụng để trồng lan Trần Mộng.

Để Địa lan Trần Mộng phát triển tốt, khi chuẩn bị đất trồng lan có thể trộn thêm vào đó gạch xỉ đã nung thật già, xơ dừa, rêu rừng đã qua xử lý, mút xốp, sỉ than,..

Khi trồng đất cần phải được xới kỹ càng, lớp đất trên cùng có thể to hơn lớp đất dưới, phần đất áp sát với củ cao trên miệng chậu để sau một thời gian tưới, đất tụt xuống dần là vừa phù hợp. Ngược lại, nếu thấy đất tụt xuống dưới miệng chậu, cần xếp thêm đất cho rễ và củ được mát, cây phát triển khỏe mạnh.

Chuẩn bị cây Địa lan Trần Mộng giống

Loài lan này không có hạt giống do đó khi chọn cây giống hãy chọn những cây đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh, nấm bệnh tấn công.

Cần chờ cho lan thay một lượt lá mới tiến hành tách thân cây để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Nên lựa chọn những cây lan khỏe đẹp để ghép thành giò. Có thể chọn những khóm Địa lan Trần Mộng được đem về từ rừng sâu, hoặc ở các địa chỉ bán cây giống uy tín. Lan giống đem về cần phải giữ ẩm bằng cách treo ngược ngọn xuống đất

Bước 1: Sử dụng dao sắc đã được khử trùng để tách thân lan thành nhiều khóm nhỏ rồi cắt bỏ đi phần rễ thối, lá hỏng.

Bước 2: Dùng một que sắt đã nung nóng để sát trùng và làm khô vết tách.

Bước 3: Dùng sơn bôi vào vết tách để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, vị trí tách không bị thối hỏng do nước tưới

Bước 4: Di chuyển những khóm lan vào chỗ mát để chờ sơn khô.

Các bước trồng Địa lan Trần Mộng

Bước 1: Lót dưới đáy chậu trồng một lớp gạch xỉ, xơ dừa hoặc mút xốp rồi rải tiếp đất xú đã chuẩn bị lên trên gần đầy miệng chậu

Bước 2: Đặt khóm lan thẳng đứng vào phần chính giữa chậu, rồi dùng rêu hoặc than củi trải lên trên bề mặt để che phủ xung quanh rễ lan

Bước 3: Đặt chậu lan ở vị trí râm mát, tưới đẫm nước cho cây địa lan để duy trì độ ẩm

Chăm sóc Địa lan Trần Mộng phát triển tốt, nhanh ra hoa

Độ ẩm:

Địa lan Trần Mộng không thể chịu hạn nhưng cũng không chịu được úng do đó, điều kiện phù hợp cho cây phát triển chính là môi trường có độ ẩm cao.

Ánh sáng:

Lan Trần Mộng là loài lan ưa ánh sáng tự nhiên nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp, nhất là ánh nắng mặt trời gay gắt. Lan Trần Mộng sinh trưởng, phát triển tốt nhất khi hấp thụ ánh sáng tán xạ dưới bóng các tán cây hay qua lưới che khoảng 50%. Do đó, khi trồng hãy sử dụng lưới che để hạn chế thời gia chiếu sáng của mặt trời lên lan.

Nhiệt độ:

Lan Trần Mộng sẽ phát triển bình thường khi được trồng ở nhiệt đột ừ 20-30 độ C, do đó người trồng cần đảm bảo môi trường không quá nóng, quá lạnh. Vì vậy, những nhà vườn có diện tích trồng lớn có thể sử dụng chạy điều hòa, quạt gió, máy phun sương, giữ nhiệt độ ổn định cho cây phát triển tốt.

Nếu như thời tiết có mưa tuyến kéo dài, nhiệt độ xuống thấp phải di chuyển Địa lan Trần Mộng xuống những địa điểm có địa hình thấp hơn, nhiệt độ ấm, để tránh cây bị chết, hoa bị nở sớm.

Tưới nước:

Như đã nói ở trên chúng không chịu được úng cũng như không thể chịu được hạn do đó cần điều chỉnh lượng nước tươi sao cho cây địa lan không bị thiếu nước mà kém phát triển, hay không quá nhiều nước dẫn tới úng mà chết. Lan sẽ được tưới dưới dạng sương là phù hợp nhất.

Tần suất tưới nên là khoảng 2 lần/ngày nếu trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, nắng gắt. Những ngày trời mưa, độ ẩm cao thì hạn chế tưới, thậm chí là không nên tưới.

Có thể tưới mỗi ngày nhiều lần nếu vườn lan thoáng gió, độ ẩm cao. Khi tưới hoa lan thì nên tưới dưới dạng sương là phù hợp nhất.

Phân bón

Nếu đất trồng có ít dinh dưỡng cần bổ sung phân bón cho lan, duy trì bón phân 1 lần/tuần và lượng phân thật loãng với phân hữu cơ là được.

Phòng trừ sâu bệnh:

Lan Trần Mộng có thể bị nhiễm một số loại bệnh như nấm, thán nhiệt hay virus,… do đó cần kiểm tra vườn lan thường xuyên, phun thuốc phòng trừ định kỳ.

Trong quá trình chăm sóc lan Trần Mộng có thể bị tình trạng khô, vàng lá cần kiểm tra lượng nước tươi, cắt bỏ những lá bị vàng, khô, phun thay đổi các loại thuốc trừ khuẩn.

Bí quyết Địa lan Trần Mộng ra hoa đúng dịp Tết

Bước 1: Bỏ những chậu nhựa, vệ sinh sạch sẽ những cây lan, bóc sạch củ, loại bỏ những lá xấu, lá khô, lá vàng giúp cây phát triển tốt hơn và không bị chết.

Bước 2: Sau khi cắt toàn bộ rễ củ chỉ để trơ lại củ và lá thì cần đem phơi cây lan khoảng 1 ngày trong bóng râm mát

Bước 3: Sử dụng thuốc kích thích ra rễ kết hợp với thuốc nấm pha cùng nước rồi tiến hành ngâm cây lan vào khoảng 30 phút rồi vớt ra để khô ráo.

Bước 4: Sau 1-2 ngày thì tiến hành trồng vào những chiếc chậu mới đã chuẩn bị sẵn với giá thể gồm xơ dừa, than hoa, bột dừa, vỏ thông,…

Bước 5: Di chuyển lan vào nơi thoáng mát và thường xuyên tưới nước để giữ ẩm.

Bước 6: Sau khoảng 2 tuần lan sẽ bắt đầu cho ra bộ rễ mới, tưới thêm phân bón bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển tốt hơn, cho nụ và hoa nở đúng dịp Tết.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều

Kỹ thuật tách chiết lan đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao

Bí quyết phân biệt lan Đuôi Chồn và lan Đuôi Cáo chuẩn xác

+ Bí quyết trồng lan Đuôi Cáo cho sai hoa, cây ít bị bệnh hại

Kinh nghiệm chăm sóc lan kiều dẹt nở hoa nhiều, phát triển tốt, hoa đẹp

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy