Con trẻ không may bị khỉ cào, cắn phải làm thế nào?

26/04/2018 13:34

Các bước sơ cứu khi bị khỉ cào, cắn

Việc trẻ không may bị khỉ cào, cắn ít khi xảy ra nhưng cũng không phải là không có khả năng. Nguyên nhân do trẻ em thường yêu thú vật, thích vui đùa với chúng nên mỗi khi gia đình, nhà trường đưa trẻ đi thăm quan các vườn thú cần cẩn trọng. Trường hợp không may bị khỉ cào, cắn cần thực hiện các kỹ năng cơ bản sơ cứu vết thương, tránh nhiễm trùng.

Các bước sơ cứu khi bị khỉ cào, cắn

Khi trẻ không may bị khỉ cào, cắn cần nhanh chóng dùng nước rửa sạch vết thương cho trẻ. Việc làm này có tác dụng loại đi những chất bẩn, đất cát, vi khuẩn… có trong móng tay, nước bọt, răng của khỉ.

Sau khi rửa sạch vết thương bằng nước, tiếp tục sử dụng dung dịch betadin, o xy già, cồn… để sát trùng cho con. Trường hợp vết cắn chảy máu, nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế. Sau 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Lưu ý nâng cao phần tay, chân bị chảy máu, không gỡ miếng gạc vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

Trường hợp vết thương chảy máu liên tục, vết cào, cắn rộng, sâu cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Sau khi xem xét vết thương, tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc tiêm phòng uốn ván, tiêm phòng dại.

Khuyến cáo của chuyên gia

Theo các chuyên gia để tránh cho trẻ khỏi bị khỉ cào, cắn cần để trẻ tránh xa khỉ dữ, không lại gần đưa thức ăn cho chúng và đặc biệt không cho trẻ đùa nghịch với khỉ. Nếu bị khỉ cắn, cần đến trung tâm y tế thăm khám kịp thời.

Các chuyên gia khuyến cáo khỉ là một trong những động vật có khả năng truyền bệnh dại như chó, mèo. Vì vậy, khi bị khỉ cắn phải đi chích ngừa dại càng sớm càng tốt, nếu để quá 7 ngày thì việc chích ngừa không còn tác dụng.

Bệnh dại do một loại virus chết người lây lan sang người từ nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, virus dại thường lây truyền qua vết cắn. Khi một người bắt đầu có dấu hiệu và biểu hiện của bệnh dại hầu hết đều dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi con trẻ không may bị khỉ cắn có thể dẫn tới nguy cơ bị dại và truyền bệnh cho người. Việc xử trí khi bị khỉ cắn cũng như khi bị chó cắn. Trường hợp khỉ cắn một cách vô cớ, không phải do bị trêu trọc, kích động mà điên cuồng, hung dữ đột ngột, thì cần đi tiêm phòng dại.

Sau 10 ngày nếu con vật còn sống thì ngừng tiêm, nếu con vật chết cần tiếp tục tiêm phòng các liều tiếp theo. Nếu khỉ cắn do trêu trọc nó, thì cần theo dõi tiếp trong vòng 10 ngày, nếu sau 10 ngày mà con vật không chết thì không cần phải tiêm phòng.

Ngoài ra cần lưu ý khi tiêm phòng dại, nên tiêm phòng mũi đầu tiên vào buổi sáng. Mũi thứ 4 tiêm vào buổi sáng hoặc buổi chiều.Ngoài ra, sau khi tiêm phòng dại (đối với người trưởng thành cần kiêng rượu bia) để đảm bảo thuốc tiêm đạt hiệu quả tốt nhất.

Sưu tầm

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ