Chứng hạ thân nhiệt ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng chống
Chứng hạ thân nhiệt ở chó là gì, nguyên nhân nào khiến chó bị hạ thân nhiệt, khi chó bị hạ thân nhiệt phải làm sao, cách phòng ngừa chứng hạ thân nhiệt ở chó
Chứng hạ thân nhiệt ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng chống
Chứng hạ thân nhiệt ở chó được biết tới là tình trạng đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể của chó thấp bất thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chó nếu không được điều trị kịp thời. Chứng hạ thân nhiệt ở chó là gì? Nguyên nhân nào khiến chó bị hạ thân nhiệt, khi chó bị hạ thân nhiệt phải làm sao? Cách phòng ngừa chứng hạ thân nhiệt ở chó để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng.
Tại một số vực có nhiệt độ xuống thấp như vùng núi cao, băng tuyết, mùa đông lạnh giá nhiệt độ xuống thấp dưới -10 độ C,…Nếu chó ở ngoài trời quá lâu, nhiệt độ hạ thấp tình trạng hạ thân nhiệt ở chó có thể xảy ra. Nếu không được phát hiện sớm chó có thể rơi vào tình trạng, cứng cơ, hạ huyết áp, mê man, khó thở, hôn mê,…
Chứng hạ thân nhiệt ở chó là gì?
Chứng hạ thân nhiệt ở chó là tình trạng thân nhiệt hạ thấp quá mức xảy ra khi chó tiếp xúc với nhiệt độ lạnh ở môi trường bên ngoài quá lâu, hay lông của chó bị ướt trong môi trường giá lạnh, mưa, có gió. Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, nhịp tim, nhịp thở chậm lại có thể dẫn đến một số vấn đề cho sức khỏe của chó như: hôn mê, suy thận, thở chậm, không thở, tê cóng, vấn đề về tim mạch, cứng cơ, mê man, nhịp tim gần như không có, thậm chí là tử vong. Chứng hạ thân nhiệt ở chó được chia làm 3 giai đoạn chính bao gồm:
+ Hạ thân nhiệt nhẹ khi nhiệt độ cơ thể chó ở khoảng 32-35 độ C
+ Hạ thân nhiệt vừa phải khi nhiệt độ cơ thể chó ở khoảng 28-32 độ C
+ Hạ thân nhiệt nặng khi nhiệt độ cơ thể chó dưới 28 độ C
Những giống chó nhỏ, chó có kích thước cơ thể nhỏ bé có thể dễ bị hạ thân nhiệt nhanh, có nguy cơ mắc chứng hạ thân nhiệt hơn so với những chú chó có kích thước cơ thể lớn, chó nhiều năm tuổi. Hay như ở một số chó cưng đang ở trạng thái bị gây mê cũng có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cơ hơn.
Nguyên nhân khiến chó bị hạ thân nhiệt
Chứng hạ thân nhiệt ở chó thường xảy ra ở thời tiết mùa đông, khu vực đồi núi cao, vùng núi băng tuyết, lạnh giá. Tuy nhiên, một số chó con mới sinh cũng có thể bị hạ thân nhiệt ngay cả khi chúng ở nhiệt độ môi trường bình thường.
+ Thời tiết rét đậm kèm mưa mùa đông, chó ở bên ngoài thơi tiết lạnh quá lâu.
+ Chó bị ướt lông trong thời gian dài, không được sấy khô, ủ ấm
+ Sử dụng thuốc gây mê phẫu thuật quá liều
+ Chó bị cảm lạnh
+ Chó bị hạ thân nhiệt do vi khuẩn, virus gây ra như virus Calicillin, virus Herpes, vi khuẩn Bordetella Bronchiseptica, vi khuẩn Chlamydophila Feli,…
+ Do chó tắm nước lạnh hoặc sau khi tắm không được sấy khô lông
+ Thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng chuyển sang lạnh đột ngột, thời tiết giao mùa, sương giá
+ Chó bị trúng gió
+ Nơi ngủ của chó không đủ ấm hoặc đặt nơi ẩm thấp, bị gió lạnh lùa vào mùa đông
+ Hoạt động của vùng dưới đồi não – vùng não điều chỉnh sự thèm ăn và nhiệt độ cơ thể
+ Chó mắc chứng suy giáp
Triệu chứng hạ thân nhiệt ở chó
Khi chó bị hạ thân nhiệt do một vài yếu tố nào đó như nhiệt độ lạnh, lông bị ướt, mắc bệnh,… gây ra chó sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
+ Chó sẽ rùng mình dữ dội để làm ấm cơ thể
+ Tai, chân, đuôi, mũi của chó lạnh hơn bởi máu không thể chảy đến những khu vực này
+ Chó liên tục rùng mình mạnh, run rẩy sao đó là không run nữa.
+ Khi chạm vào lông, da thấy lạnh, không cảm nhận được hơi ấm như thông thường
+ Kêu rên rỉ, yếu ớt
+ Chó buồn ngủ, yếu ớt, thích nằm một chỗ, thường nằm chỗ khuất gió, ấm áp
+ Giảm nhịp tim
+ Nướu và mí mắt của chó trông nhợt nhạt hoặc xanh lam
+ Đồng tử có thể bị giãn ra
+ Không còn phản xạ nhận biết, âu yếm với chủ
+ Hàm cứng dần, toàn thân co cứng
+ Nhiệt độ cơ thể lạnh
+ Đi vệ sinh không tự chủ
+ Chó không tỉnh tháo về tinh thần
+ Những khu vực trên cơ thể chó bị lạnh đến mức nào đó sẽ xảy ra tình trạng tê cóng, di chuyển khó khăn, khập khiễng.
+ Khó thở
+ Lông dựng ngược
+ Choáng váng, bất tỉnh hoặc hôn mê
Cách xử lý khi chó hạ thân nhiệt
Chứng hạ thân nhiệt ở chó cần được điều trị tích cực cho đến khi nhiệt độ cơ thể chó trở về nhiệt độ bình thường, ý thức của chó dần được khôi phục. Cần hạn chế di chuyển để ngăn ngừa tình trạng mất nhiệt nhiều hơn, nhịp tim bất thường có khả năng gây tử vong khi chó đang được làm ấm lên. Trong thời gian xử lý chứng hạ thân nhiệt, cần biết được sự hạ thân nhiệt của chó đang ở mức nào, để từ đó điều chỉnh hợp lý
Khi phát hiện mèo bị hạ thân nhiệt cần thực hiện các bước dưới đây ngay lập tức tránh sức khỏe của mèo diễn biến xấu hơn
Bước 1: Đưa chó khỏi cái khu vực nhiệt độ lạnh, băng tuyết, đưa vào phòng ấm áp, tránh gió lạnh lùa
Bước 2: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể chó
Bước 3: Dùng khăn mềm để lau khô lông chó hoặc sử dụng máy sấy tóc để sấy khô nước bám trên lông chó
Bước 3: Quấn toàn bộ cơ thể của chó trong một chiếc chăn ấm, có thể sử dụng thêm túi chườm ủ ấm cho chó để nhiêt độ cơ thể tăng nhiệt nhanh
Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ của chó bằng nhiệt kế. Cứ sau 10 phút lại kiểm tra nhiệt độ trực tràng cho tới khi thân nhiệt đạt tới trên 38 độ C.
Bước 5: Khi chó đã tỉnh lại, hàm đã mềm, có phản xạ tốt khi bạn gọi hãy cho chó uống ngay nước đường gluose ấm hoặc sử dụng đường kính, mật ong cho chó để giúp chó nhanh chóng hồi sức
Bước 6: Chuyển chó đến cơ sở thú y để bác sỹ thú y để kiểm tra nhịp tim, đường huyết, bổ sung dịch và điện giải, năng lượng cần thiết
Phòng ngừa tình trạng hạ thân nhiệt ở chó
+ Hạn chế cho chó đi lang thang ngoài trời lạnh quá lâu, nhất là khu vực rừng núi cao, băng tuyết, thời tiết mưa nhiều
+ Hãy giữ chó trong nhà trong những ngày thời tiết lạnh, mưa hoặc băng tuyết
+ Nếu giữ chó ở bên ngoài trong điều kiện thời tiết xấu cần đảm bảo là chúng có chỗ ẩn nấp ấm áp có thể bảo vệ chúng khỏi gió, mưa, tuyết. Chuồng của chó cần được che đậy cẩn thận,
+ Giữ ấm cơ thể cho chó bằng cách cho chúng mặc ấm nhất là vào mùa đông giá lạnh, thời tiết chuyển mùa, mưa lạnh,…
+ Tiêm phòng cho chó đầy đủ để tăng sức đề kháng và miễn dịch.
+ Cho chó ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa đông.
+ Kiểm tra sức khỏe cho chó theo định kỳ tại các có sở y tế uy tín.
+ Thường xuyên cho chó luyện tập thể chất, chạy nhảy để nâng cao sức đề kháng
+ Cho chó cưng nằm ở nơi ấm áp, nơi ít gió lùa, gió lạnh
+ Không tắm cho chó bằng nước lạnh.
+ Sau khi tắm xong phải lấy khăn lau và sấy khô lông thật khô bằng khăn khô và máy sấy
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Chó bị trúng gió: triệu chứng, nguyên nhân, cách xử lý
+ Chứng hạ thân nhiệt ở mèo: nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa hiệu quả
+ Những lưu ý khi chăm sóc cún cưng vào mùa đông
Suckhoecuocsong.vn/TH