Chó bị tụ máu ở vành tai nguyên nhân do đâu, cách điều trị

17/04/2021 15:33

Tụ máu vành tai ở chó là gì? Nguyên nhân nào gây tụ máu vành tai ở chó? Cách điều trị hiệu quả khi phát hiện chó bị tụ máu ở vành tai.

Tụ máu ở vành tai khiến cho chó cảm thấy khó chịu, đau đớn. Nếu không được xử lý đúng cách tình trạng tai của chó sẽ bị biến dạng vĩnh viên. Tụ máu vành tai ở chó là gì? Nguyên nhân nào gây tụ máu vành tai ở chó? Cách điều trị hiệu quả khi phát hiện chó bị tụ máu ở vành tai.

Hiện tượng chó bị tụ máu vành tai

Hiện tượng chó bị tụ máu vành tai là hiện tượng tai của chó bị sưng phồng lên, gây khó chịu cho chó, mất thẩm mỹ. Khi chó bị tụ máu vành tai, tai của chó xuất hiện một túi mềm chứa đầy máu trên cành tai (loa tai). Máu tụ trong tai xảy ra khi một mạch máu bị vỡ ra ở loa ra và chảy máu cho đến khi hết khoảng trống dưới da. Điều này khiến tai của chó bị cụp xuống gây khó chịu, mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị kịp thời những khối máu tụ này gây đau đớn, dẫn đến tình trạng tai của chó bị biến dạng vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị tụ máu ở vành tai

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chó bị tụ máu ở vành tai. Có thể chó của bạn bị tụ máu ở vành tai do một trong các nguyên nhân chính dưới đây:

+ Do ve rận cắn tay gây ngứa ngáy khó chịu, chó dùng chân để gãi dẫn đến việc vỡ mạch máu bên trong và gây tụ máu lại ở vành tai

+ Tai của chó bị tổn thương do chó cắn nhau với những con chó khác.

+ Do sự phát triển quá mức của lông tai

+ Chó bị tụ máu ở vành tai do bị tai nạn, các vật lạ va đập vào tai, tai bị kẹp vào cửa sắt,…

Triệu chứng nhận biết chó bị tụ máu vành tai

+ Chó cảm thấy đau đớn khi bạn chạm vào vùng tai bị tụ máu

+ Chó có thể bị 1 bên tai hoặc cả hai tai

+ Tai chó có biểu hiện căng dần, mới đầu mềm sau đó căng lên, sờ tay vào cảm giác căng cứng

+ Chó hay gãi tai, lắc đầu liên tục

+ Tai xuất hiện bọc mềm, phồng lên chứa máu bên trong

+ Chó có thể bị sốt, bỏ ăn

Hướng dẫn cách điều trị khi chó bị tụ máu ở tai

Để điều trị cho chó khi bị tụ máu ở vành tai các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phụ thuộc vào việc xác định mức động nghiêm trọng của khối máu, kích thước của khối máu.

+ Trường hợp khối máu có kích thước nhỏ, không nghiêm trọng:

Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành hút khối máu ra bằng kim tiêm và sát trùng băng lại bằng vải sạch.

+ Trường hợp khối máu có kích thước lớn, nghiêm trọng:

Đối với trường hợp này các bác sĩ thú y sẽ tiến hành chích phân tích máu trong khối tụ ở tai, xử lý bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Kết hợp sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật như: Penicillin, Cefortaxime. Hàng ngày vệ sinh cho tai chó định kỳ, sát trùng băng lại bằng vải sạch.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc chó bị điếc

Ve tai ở chó: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác