Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler môi, những lưu ý quan trọng
Những thực phẩm nên ăn sau tiêm filler môi, thực phẩm nên kiêng sau tiêm filler môi
Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler môi, những lưu ý quan trọng
Tiêm filler môi được đánh giá khá an toàn nhưng chăm sóc sau tiêm filler môi tại nhà không chỉ giúp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra mà còn giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ, khắc phục được các khuyến điểm của môi.
Phương pháp tiêm filler môi được đánh giá khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Nếu bị biến chứng, sưng tấy, nhiễm trùng sẽ rất khó để sửa chữa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khuôn mặt,… Do vậy việc chăm sóc sau tiêm filler môi phải cẩn thận, kiêng một số những điều dưới đây.
Tư thế ngủ đúng sau khi tiêm filler môi
Sau khi tiêm filler môi cũng như tiêm filler ở các bộ phận khác trên khuôn mặt. Sau khi thực hiện tiêm filler vào những vị trí chỉ định filler chưa cố định hoàn toàn do đó cần hạn chế nhưng va chạm đến khu vực cằm. Do đó nằm ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến môi
Hãy nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa và kê cao gối, hoặc sử dụng gối hình chữ U, thêm vào đó có thể đặt 2 bên 2 chiếc gối ôm hai bên hông. Làm như vậy để ngăn chặn hành động trở mình trong lúc ngủ, bởi khi ngủ rất dễ khiến vùng môi bị va chạm và ma sát với gối.
Hãy giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi tiêm filler. Khi cằm đã vào form và cố định, có thể ngủ theo những tư thế mang lại cho bạn sử thoải mái nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không nằm sấp vì tư thế này tạo áp lực cực lớn lên môi, rất dễ ảnh hưởng tới môi, làm lệch sang một bên gây mất thẩm mỹ, môi bị lệch, môi mất cân đối, phá hỏng dáng môi sau tiêm filler…
Những điều quan trọng cần nhớ khi tiêm filler môi
Để giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu chiếc môi căng mọng, quyến rũ như mong muốn hãy ghi nhớ những điều quan trọng dưới đây
+ Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp ổn định và có được kết quả tiêm filler tốt.
+ Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào môi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng.
+ Mặc quần áo có nút cài phía trước để tránh việc kéo quần áo qua đầu.
+ Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần.
+ Tránh các biểu hiện quá mức trên khuôn mặt, chẳng hạn như cười lớn.
+ Thời gian này không nên trang điểm, tô son cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
+ Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.
+ Thời gian này nên tránh để nước tiếp xúc với tiêm filler.
+ Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau tiêm filler bởi sẽ làm chất lượng filler bị ảnh hưởng
+ Sử dụng theo đúng kê đơn về liều lượng và tần suất sử dụng trong ngày để có được kết quả tốt nhất. Không uống bất kỳ thuốc khác nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
+ Đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế cử động của môi trên, môi dưới.
+ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.
+ Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ chất lượng, các bệnh viện cơ sở đó có đáp ứng được các tiêu chí đánh giá như: có giấy phép hoạt động hay không, có được cấp phép trực tiếp bởi Bộ Y tế hay không, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao hay không, quy trình thẩm mỹ và dịch vụ an toàn, tuân theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế hay không, chế độ bảo hành, chăm sóc khách hàng sau khi thực hiện dịch vụ
Tiêm filler môi nên kiêng ăn gì?
Có khá nhiều loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến đôi môi sau khi tiêm filler, những món ăn dưới đây cần kiêng sau khi tiêm filler môi.
+ Những món ăn quá lớn, thức ăn cứng hay thức ăn quá khô bởi những thức ăn này có thể ảnh hưởng tới môi như chạm vào môi, khiến bạn phải liếm hay lau môi thường xuyên, gây tác động khi filler chưa ổn định.
+ Những đồ ăn quá cứng hay quá dai khiến cho phải nhai nhiều và vận động vùng môi liên tục từ đó ảnh hưởng tới môi sau tiêm filler
+ Một số loại thực phẩm giàu vitamin E và omega 3 như bông cải xanh, đu đủ, dầu thực vật,… có thể gây chảy máu, bầm tím trong 3 ngày đầu sau khi tiêm filler.
+ Không ăn các loại thức ăn thức uống quá mặn trong 24 giờ đầu sau tiêm filler bởi những thức ăn này có thể khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
+ Một số loại hải sản như tôm, cua, cá, mực,… thường có tính chất tanh, lượng đàm nhiều có thể gây nên cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó chịu đối với cơ thể.
+ Thịt gà, trứng gà là những thực loại thực phẩm nên kiêng sau tiêm môi filler. Những thực phẩm này tuy giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, sức đề kháng nhưng nếu sử dụng chúng sau khi tiêm filler môi thì rất dễ gặp phải tình trạng sưng nhức, khó chịu
+ Thịt bò là thực phẩm cần tránh , do thịt bò có thể gây nên tình trạng sậm màu, khiến đôi môi dễ bị thâm xỉn, đổi màu.
+ Những món ăn từ gạo nếp có thể gây nên tình trạng viêm, mủ ở các vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao
+ Rau muống là một trong những món ăn nên kiêng nếu muốn giảm nguy cơ để lại sẹo lồi ở vết thương. Do loại rau này có khả năng làm đầy vết thương, tăng sinh tế bào, kích thích lên da non mạnh mẽ.
+ Sau khi tiêm filler môi nên tránh sử dụng những loại thức uống có cồn, các chất gây kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Chúng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tái tạo, phục hồi của môi, khiến thâm xỉn và biến đổi màu môi.
Những thực phẩm nên ăn sau tiêm filler môi
Chế độ dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau tiêm filler. Những thực phẩm nên bổ sung sau tiêm filler
+ Ăn nhiều rau củ xanh, trái cây tươi giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B, Kali, mangan, sắt,… để môi nhanh chóng hồi phục, lên màu chuẩn đẹp.
+ Nên ăn thường xuyên hoặc uống các loại nước ép từ dứa, cà chua, cam hay cà rốt.
+ Nên uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể, đảm bảo kết quả làm đẹp lâu dài cho môi. Có thể bổ sung thêm nước ép từ trái cây, rau củ
+ Thời gian đầu mới tiêm filler môi nên ưu tiên ăn các thực phẩm mềm, đã xay nhuyễn hoặc ninh nhừ để giảm áp lực hoạt động cho môi.
+ Trong quá trình ăn uống thức ăn hãy nên ăn uống nhẹ nhàng và tuân theo chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ hoặc chuyên viên điều trị đã tư vấn cho bạn.
+ Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá …
Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo. Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa,…
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm
Xu hướng chọn dáng môi tiêm filler cực hot hiện nay
Tiêm filler môi là gì, những ai nên và không nên tiêm filler môi?
Chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm
Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng
Suckhoecuocsong.vn