Cách xử trí khi bị dị ứng tôm hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi bị dị ứng tôm
Dị ứng tôm là một trong những dạng dị ứng thực phẩm dễ gặp nhất khiến ngứa ngáy, đau bụng, buồn nôn, phát ban,… Vậy cần làm gì khi bị dị ứng tôm, dấu hiệu nhận biết chuẩn xác nhất.
Dị ứng tôm là tình trạng dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một loại protein có trong cơ của tôm. Loại protein này được gọi là tropomyos, tropomyosin thường có ở cơ bụng và cơ đuôi là chính. Khi cơ thể chúng ta bị dị ứng với tôm, các kháng thể sẽ kích hoạt giải phóng histamine để tấn công tropomyosin. Sự giải phóng histamine dẫn đến một số triệu chứng gây khó chịu từ nhẹ đến nặng, thậm chí là có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Dị ứng tôm có thể xảy ra theo 2 con đường chính gồm: đường ăn uống và dị ứng tôm khi hít phải không khí, hơi nước có mùi tôm.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị dị ứng tôm chuẩn xác
Sau khi ăn tôm trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi ăn uống hoặc hít phải cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng bao gồm
+ Xuất hiện tình trạng ngứa ran trong miệng
+ Đau bụng
+ Buồn nôn, nôn mửa
+ Tiêu chảy
+ Nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè
+ Ngứa, phát ban hoặc chàm
+ Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, tai, ngón tay hoặc bàn tay
+ Choáng váng, chóng mặt thậm chí ngất xỉu
+ Mạch nhanh
+ Cực kỳ chóng mặt hoặc mất ý thức
+ Sốc, tụt huyết áp nghiêm trọng.
Cách xử lý khi bị dị ứng tôm
Trường hợp nhẹ:
Nếu sau khi ăn cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa da,… ở mức độ nhẹ chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như:
Mật ong:
Khi bị dị ứng tôm hãy dùng nước ấm pha thêm 2-3 thìa mật ong để cải thiện các triệu chứng dị ứng. Mật ong có tác dụng khử trùng, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giảm bớt tình trạng ngứa, nóng râm ran khó chịu sau khi ăn tôm nhờ chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên.
Nước chanh tươi
Nước chanh tươi có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng tôm. Nhờ chứa nhiều vitamin C, axit ascorbic giúp vết thương nhanh lành hơn, duy trì các mô liên kết cũng như phục hồi các tổn thương xảy ra trên cơ thể hiệu quả.
Gừng tươi
Dùng 3 lát ngừng đem pha với nước ấm có tác dụng giảm đau bụng, buồn nôn khi bị dị ứng tôm. Có thể dùng trà gừng pha sẵn hoặc kết hợp gừng tươi cùng với đậu xanh và lá tía tô đun lên lấy nước uống.
Trường hợp nặng
Nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị các bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc kháng histamine, chẳng hạn như Benadryl giúp giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Phòng ngừa dị ứng tôm
+ Loại bỏ tôm khỏi chế độ ăn uống
+ Người bị dị ứng tôm nên luôn mang theo thuốc chống dị ứng Epinephrine và sử dụng kịp thời trong trường hợp không may ăn phải tôm mà bị sốc phản vệ
+ Thận trọng khi ăn uống ở quán ăn, nhà hàng hoặc trên máy bay, tránh xa các món ăn có tôm; không nên dùng cả các món ăn chỉ chứa một ít thịt tôm hoặc những loại nước chấm, muối chấm có chứa tôm, hoặc các thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn có thể chứa tôm
+ Luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi dùng và luôn thận trọng với những sản phẩm chứa hải sản.
+ Hạn chế nấu, chế biến các món ăn với tôm nếu cơ địa bị dị ứng tôm
+ Tránh đến những nơi có xuất hiện mùi tôm như các khu chợ buôn bán hải sản.
Suckhoecuocsong.vn