Cách xử lý khi va chạm phải cá đá (Synanceja)
Kỹ năng xử trí khi va chạm với cá đá
Cá đá (Synanceja) là một trong những loài cá biển nó nọc độc, nếu vô tình dẫm phải hay va chạm với chúng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc từ vây lưng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Cá đá hay cá mặt quỷ tuộc chi Synanceja và họ Synancejidae sinh sống chủ yếu ở các vùng biển nước nông của vùng nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Khác với một số loài cá biển khác, cá đá là loài cá chậm chạm, sống ở giữa các tảng đá, san hô, trong cá bãi bùn, cửa sông. Hình dáng bên ngoài của chúng khá xấu xí, có đầu to, miệng to, mắt nhỏ, da gập ghềnh phủ đầy những cục mụn cóc và đôi khi có vạt thịt, vây ngực rất rộng, lưng nó có 13 chiếc gai, mà gai nào cũng chứa nọc cực độc. Chúng thường nằm dưới đáy, các khe đá, bất động, hòa quyện cơ thể gần như giống với môi trường xung quanh nên rất khó nhận ra nếu không chú ý kỹ.
Nhờ tài ngụy trang của mình nên khi kiếm ăn chúng chỉ cần nằm im chờ con mồi, cá nhỏ bơi qua tấn công, khiến cho con mồi khó lòng thoát thân.
Các vụ va chạm với cá đá chủ yếu là do khi tham gia lặn biển, tắm biển,… chúng ta đi bộ trên nền đáy biển, rạng san hô không đeo đồ bảo hộ, vô tình dẫm phải cá đá đang ngụy trang hay chúng đang vùi mình dưới đáy cát, sỏi. Lúc này để bảo vệ cơ thể khi có nguy hiểm chúng sẽ giương vây lưng đâm và tiết chất độc vào cơ thể đối phương
Độc tố của cá đá khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây tình trạng rối loạn nhịp tim gây tụt huyết áp, choáng và trụy tim mạch, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời, nhanh chóng.
Khi va chạm cá đá chúng ta sẽ ngay lập tức có cảm giác vô cùng đau đớn, kéo dài hàng giờ đến vài ngày, vùng da tổn thương do nọc độc của cá đá sẽ xuất hiện tình trạng sưng to và phù nề lan đến bàn chân và bàn tay, phồng rộp và hoạt tử
Kỹ năng xử trí khi va chạm với cá đá
Bước 1: Khi bị cá đá đâm vào da chúng ta nhanh chóng rời khỏi khu vực có cá đá, ngâm vết thương trong nước biển sạch để làm loãng nồng độ nọc độc
Bước 2: Loại bỏ phần gai còn dính lại trên da, nên gắp nhẹ nhàng các gai hay mảnh gãy của nó ra khỏi vùng bị thương
Bước 3: Dùng vải sạch để cầm máu vết thương
Bước 4: Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, cần gọi bác sĩ hoặc cấp cứu ngay lập tức để nhận được sự điều trị chuyên môn. Tuyệt đối không gãi hoặc chà khi ngứa vì sẽ khiến vết thương sưng nhiều hơn.
Cách phòng ngừa
+ Nên tìm hiểu kỹ vùng biển có cá đá hay không
+ Khi đi dưới bãi biển, rạng san hô, vùng nước nông hãy lê chân đừng bước đi để tránh đạp phải các loài động vật dưới nước
+ Đừng chạm chân hay chạm tay vào các loài sinh vật biển mà bạn không biết
+ Mặc quần áo kín đáo, mang giày trong nước để tránh khỏi vết chích từ các sinh vật biển, va quẹt với san hô, cá đá.
Suckhoecuocsong.vn