Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Hướng dẫn chi tiết sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
Tình trạng trật mắt cá chân là tình trạng tổn thương hay đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng, rất hay gặp ở những người hay chơi thể thao, đi bộ, bước hụt chân,… Nếu được sơ cứu, điều trị đúng cách tình trạng trật mắt cá chân sẽ khỏi hoàn toàn trong 4-6 tuần, ngược lại nếu sơ cứu không đúng cách, đều trị sai cách sẽ khiến kéo dài hơn 6 tuần, bị tái đi tái lại gây đau mắt cá mãn tính, viêm khớp,..
Các cấp mức độ trật mắt cá chân
Trật mắt cá chân được chia làm các mức độ khác nhau dựa trên mức độ tổn thương xảy ra đối với dây chằng:
Cấp độ 1: Giãn nhẹ dây chằng, xuất hiện tình trạng đau và sưng tấy nhẹ xung quanh mắt cá chân sau khi bị chấn thương.
Cấp độ 2: Rách một phần dây chằng và đau vừa phải ở vùng mắt cá chân, khi thử di chuyển cổ chân, sẽ thấy sự lỏng lẻo ở khớp mắt cá chân.
Cấp độ 3: Đứt hoàn toàn dây chằng, đau đớn ở mắt cá chân, khi thử kéo hoặc đẩy mắt cá chân, phần khớp này biểu hiện sự lỏng lẻo rõ rệt.
Hướng dẫn cách sơ cứu tại nhà khi bị trật mắt cá chân
Trong quá trình chơi thể thao, đi lại vận động bị trật mắt cá chân để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn chúng ta cần xử lý như sau
Trường hợp trật mắt cá chân nhẹ
+ Khi bị trật mắt cá chân hãy hạn chế vận động, đi lại, để cho cổ chân được nghỉ ngơi. Chúng ta có thể sử dụng nạng trong tối thiểu 48-72 giờ. Sau khi các cơn đau giảm nên vận động cổ chân nhẹ nhàng để tránh hiện tượng cứng khớp
+ Giảm sưng, đau ở khu vực trật mắt cá chân hãy chườm đá ngay lập tức từ 20-30 phút mỗi lần, 3-4 lần mỗi ngày. Tránh để da bị bỏng lạnh hãy bọc đá lạnh trong khăn mềm, không áp đá lạnh trực tiếp lên vết thương để giảm đau. Trong 1-3 ngày đầu không nên chườm nóng hoặc xoa bóp với dầu gió/ rượu
+ Dùng gạc mềm quấn quanh cổ chân với lực vừa phải giúp cố định dây chằng và khớp, giúp nhanh lành chấn thương cổ chân.
+ Nên đưa cao mắt cá chân hơn mức tim nhiều nhất có thể trong 48 giờ đầu trật mắt cá chân giúp ngăn ngừa sưng tại khớp cổ chân.
Ngoài ra, để giảm đau chúng ta có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac hay naproxen để hỗ trợ giảm đau tại nhà.
Sau khoảng 4-10 ngày khi được chăm sóc đúng cách các trường hợp trật khớp cổ chân sẽ phục hồi. Đừng vận động quá gắng sức cho đến khi cổ chân lành hẳn
Sau vài ngày đến 2 tuần, hầu hết những trường hợp trật khớp cổ chân sẽ phục hồi. Đừng vận động quá gắng sức cho đến khi cổ chân lành hẳn.
Trường hợp nặng
Khi bị trật khớp mắt cá chân xuất hiện tình trạng sưng, đau đớn, chân bị thương không thể chịu lực, có cảm giác khớp không ổn định hoặc tê liệt hoặc cảm giác không sử dụng khớp được, bị nề đỏ, mẩn lan ra từ vùng bị thương,… để hạn chế các biến chứng nghiêm cần phải được khám bác sĩ ngay để điều trị can thiệp kịp thời
Để phòng ngừa chấn thương trật mắt cá chân trước khi tập luyện thể thao, tham gia các hoạt động thể chất cần khởi động kỹ, hạn chế đi bộ, chạy hay làm việc trên những địa hình không bằng phẳng, chọn giày dép vừa kích cỡ chân, nên thực hiện các bài tập kéo căng hay tăng sức mạnh dẻo dai cho cổ chân và mắt cá thường xuyên. Nếu cảm thấy đau ở cổ chân, bàn chân hay mắt cá chân nên ngừng các hoạt động, hạn chế tối đa đi giày cao gót.
Suckhoecuocsong.vn