Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách

13/09/2024 08:13

Kinh nghiệm dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt

Nước đã rút dần sau những ngày ngập lụt kéo dài để lại lượng lớn bùn đất, sình lầy, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Để dọn dẹp đúng cách, tránh mất sức hãy áp dụng một số cách hay dưới đây.

Dọn dẹp nhà cửa sau mưa bão, ngập lụt

Khi nước ngập trong nhà hoặc ngoài sân, ngoài đường còn chừng nửa ống chân hãy sử dụng chổi nhựa, cành cây, cuốc, xẻng,… để đẩy lượng bùn non theo nước trôi ra ngoài. Dùng chân khoắng mạnh nền nhà theo chiều nước rút để giúp cho lớp bùn non cuộn lên trôi theo nước lũ. Phương pháp này sẽ giúp giảm mất sức dọn dẹp vì sau lũ, nước ngập lượng phù sa, bùn sẽ rất nhiều. Nước rút dần đến đâu dọn dẹp dần đến đó, dọn sạch bùn trong nhà, tiếp tục làm tương tự ở ngoài sân.

Ngoài ra, khi dọn dẹp hãy tận dụng nước lũ để làm sạch các đồ vật khác trong nhà bằng cách dùng chổi nhựa, bàn chải nhựa để cọ rửa qua tường, các đồ đạc trong nhà bị nước lũ làm ngập như bàn, ghế, tủ, giường,… Điều này sẽ giúp cho việc dọn dẹp tiếp theo diễn ra nhanh hơn, tránh mất sức, tiết kiệm thời gian dọn dẹp.

Trong thời điểm nước lũ đang rút hãy cố gắng dọn dẹp ngay tránh để nước lũ đã rút cạn nước mới dọn vì bùn đọng lại rất khó để vệ sinh, gây mất sức, mất vệ sinh, có mùi khó chịu cho ngôi nhà, hư hại đồ vật, khó vệ sinh phần tường trong nhà,…

Khi dọn dẹp ngoài đường, ngoài ngõ có thể sử dụng những ván thanh gỗ dài, xẻng, cuốc, cào để đẩy lượng bùn vào phía bên dìa đường, các bãi đất trống, vườn trồng cây, khơi thông đường ống nước thải quanh nhà, đường ống nước thải tại ngõ, đường đi lại,… giúp việc đi lại của người dẫn trở nên dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng nước đọng lại, đường khô nhanh hơn, đảm bảo giao thông đi lại được thuận tiện.

Dọn dẹp nguồn điện, ổ dùng điện sau mưa bão ngập lụt

Nước lũ sau khi đã rút dần nếu vẫn còn điện hãy ngắt cầu dao điện để kiểm tra thật kỹ xem có những thiết bị nào đang bị ngập nước hay bị ẩm ảnh hưởng không. Bởi nếu không kiểm tra kỹ các thiết bị điện sau khi mưa bão có thể gây sự cố giật điện nguy hiểm đến tính mạng.

Một số đồ dùng điện bị ẩm ướt trong những ngày mưa bão, ngập lụt, nước dâng cao không nên sử dụng ngay mà hãy tiến hành sấy khô toàn bộ. Một số những thiết bị gia dụng như nồi cơm, lò nướng, lò vi sóng, bàn là... nên mang ra thợ sửa điện chuyên nghiệp. Hãy chắc chắn rằng các thiết bị điện trong gia đình đều phải khô ráo trước khi sử dụng.

Vệ sinh đồ nội thất, đồ gỗ

Nước lũ đã rút hãy tiến hành cọ rửa toàn bộ về mặt đồ nội thất bằng chất tẩy rửa chuyên dụng dành riêng cho đồ gỗ. Hãy cọ thật cẩn thận và lặp lại một vài lần để đảm bảo mọi vi khuẩn bị tiêu diệt, lượng bùn, đất bẩn, nước bẩn được làm sạch hoàn toàn.

Vệ sinh đồ nệm, da, đồ vải

Một số đồ nội thất như sofa, tủ vải, đồ da... bị nước mưa bão làm ẩm ướt hãy mang đến chuyên gia để vệ sinh sẽ đảm bảo tốt hơn.

Một số đồ như chăn màn, gối, nệm... nếu bị ngấm nước quá lâu ngày nếu không khắc phục làm sạch được nên vứt bỏ bởi vệ sinh sẽ không còn tác dụng. Những quần áo, nếu chúng bị ngấm nước, bùn bẩn quá lâu thì nên bỏ bởi chúng chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh da liễu. Còn với những loại quần áo, chăn, màn, gối, đồ bằng vải,... có thể sử dụng, hãy ngâm hoặc chà trực tiếp vào nước hòa cùng chanh, javen, xà phòng để làm sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Dọn dẹp giấy tờ

Một số giấy tờ, tài liệu quan trọng bị ngập nước, dính nước nên thật cẩn thận và nhẹ nhàng, có thể hong chúng trong tủ lạnh hoặc phơi ra ngoài nắng, nên đặt một tờ giấy sáp giữa các lớp giấy cần hong khô

Đối với ảnh, phim thì khi làm khô, nên nhớ đặt ngửa lên cùng giấy thấm phía dưới. Tránh chạm trực tiếp vào bề mặt ảnh bởi sẽ khiến ảnh bị nhòe, mờ.

Vệ sinh đồ bếp

Vệ sinh đồ bếp như dao, nĩa, đĩa... thì nên rửa bằng xà bông hoặc nước rửa chén sạch sẽ. Tiếp theo tráng qua bằng nước nóng và rửa lại lần nữa bằng nước lạnh để loại bỏ tuyệt đối vi khuẩn, phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc nếu có điều kiện cho vào tủ sấy để làm khô, loại bỏ vi khuẩn.

Khử mùi nhà sau ngập, lụt

Do trong nước lũ dâng cao sẽ cuốn theo bùn, rác thải, chất thải, xác động vật sau khi rút sẽ để lại mùi hôi thối trong nhà. Để khử mùi khó chịu hãy mở hết các cửa sổ đến cửa ra vào để mùi hôi bay ra ngoài, giặt sạch, tẩy rửa, lau chùi toàn bộ vật dụng trong nhà bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, dùng xịt khử mùi hoặc sáp thơm, nến thơm,

Làm sạch nguồn nước sinh hoạt

Nguồn nước sinh hoạt trong bể, bồn chứa rất dễ bị nước lũ ngập vào gây nhiễm khuẩn, không thể sử dụng. Do vậy hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Bằng cách sử dụng 1 viên cloramin B 0,25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình (25l).

Sau 30 phút là bạn có thể sử dụng nguồn nước sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn nên đun sôi nước trước khi sử dụng.

Nếu không sử dụng cloramin B có thể thay thế bằng phèn chua  bằng cách cho một ít phèn chua vào cốc nước rồi đổ trực tiếp vào nguồn chứa nước khoảng 20-25l và khuấy đều. Sau 30 phút cặn sẽ lắng xuống đáy là có thể sử dụng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ