Các bệnh thường gặp ở tép cảnh, cách điều trị hiệu quả
Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh ở tép cảnh hiệu quả nhất
Nuôi và chăm sóc tép cảnh không quá cầu kỳ như một số vật nuôi, cá cảnh khác. Nhưng trong quá trình chăm sóc vì một vài yếu tố nào đó khiến tép cảnh bị mắc bệnh. Chỉ cần 1 hoặc 2 con bị nhiễm bệnh rất có thể cả đàn tép cảnh của bạn cũng sẽ bị bệnh thậm chí bị chết cả đàn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả một số bệnh thường gặp ở tép cảnh.
Bệnh đốm trắng ở tép cảnh
Nguyên nhân: Do virus có tên Baculovirus gây nên
Dấu hiệu: Tép cảnh ăn ít, sức ăn giảm đi rất nhiều thậm chí ngừng ăn. Tép cảnh hoạt động ít, nằm yên một chỗ, độ nảy yếu. Phần ngực và bàng quang của tép dễ bị bóc ra. Màu sắc cơ thể tép cảnh có màu hơi đỏ hoặc xỉn màu, bề mặt cơ thể dính, xuất hiện điểm trắng bên trong thân.
Phòng và điều trị bệnh đốm trắng ở tép cảnh
+ Mua tép cảnh khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, mau tại các địa chỉ bán uy tín, có kiểm định chất lượng
+ Không cho nước trực tiếp vào bể nuôi mà nên cho nước nuôi qua bể lắng đã xử lý
+ Bổ sung vitamin C vào thức của tép cảnh
Ấu trùng chuồn chuồn (Dragonfly Nymphs) trong bể tép cảnh
Ấu trùng chuồn chuồn xuất hiện trong bể cá cảnh gây nguy hiểm cho tép cảnh. Những ấu trùng này sẽ phát triển và biến tép cảnh làm thức ăn của chúng
Phòng ngừa: Khi phát hiện ấu trùng chuồn chuồn nên sử dụng vợt bắt hết chúng ra khỏi bể nuôi tép cảnh.
Bệnh nhiễm nấm (Fungal Infections) ở tép cảnh
Bệnh nhiễm nấm thường gặp ở cá cảnh tuy nhiên tép cảnh cũng có thể bị nhiễm bệnh này trong quá trình phát triển trong bể nuôi.
Nguyên nhân: Do tép cảnh bị nhiễm nấm từ thức ăn. Nếu hệ miễn dịch tốt tép có thể kháng bệnh này nhưng nếu hệ miễn dịch kém, cơ quan nội tạng bị nhiễm bào tử nấm, tép có thể bị chết. Bệnh nhiễm nấm bởi Achlya hay Saprolegnia.
Dấu hiệu: Bệnh xuất hiện ở những con tép yếu, bị thương hoặc mới lột vỏ bị yếu. Thời điểm này hệ miễn dịch của tép bị yếu nên nấm tấn công. Khi quan sát bạn sẽ thấy những sợi xơ trắng mịn ở đầu hoặc bụng của tép cảnh.
Phòng và điều trị
+ Kiểm tra chất lượng nước trong bể nuôi
+ Lựa chọn thức ăn sạch sẽ, còn tươi, không nhiễm nấm bệnh…
+ Tăng cường bổ sung thức ăn nhiều dinh dưỡng như rau củ, lá bàng khô, lá dâu tằm, dưa leo cho tép cảnh ăn để tăng cường hệ miễn dịch
+ Tách riêng tép bị bệnh ra khỏi bể nuôi chung sử dụng JBL Fungol để chữa bệnh nhiễm nấm. Cách sử dụng theo sự hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.
Hoặc có thể sử dụng thuốc xanh Methylene. Liều dùng như sau: cứ 1 lít nước dòng 3-4gm xanh Methylene.
Bệnh nhiễm khuẩn (Bacterial infection) ở tép cảnh
Nguyên nhân: Do tép nhiễm phải vi khuẩn, nếu không được kịp thời phát hiện tép có thể bị chết sau 2-4 ngày. Nhiệt độ tăng mạnh trong mùa hè hoặc giai đoạn chuyển mùa cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Dấu hiệu: Tép chết không rõ nguyên nhân, tép chết có màu hồng nhạt, bị mất chân hoặc rau, hở mang, đỏ đầu, bị mất màu
Phòng và điều trị:
+ Tiến hành thay nước, vệ sinh bể nuôi tép cảnh
+ Sử dụng Hydrogen Peroxide H2O2- Oxy già ( 3%) để điều trị bệnh nhiễm khuẩn.
Cách sử dụng: 1ml/4L nước bể nuôi
Liều dùng : 1ml Hydrogen Peroxide H2O2- Oxy già /4L nước hồ ( năng gấp đôi liều nếu bạn nghĩ là nó nặng hơn), 1 lần mỗi ngày, điều trị liên tiếp trong 5 ngày.
Bệnh đuôi đỏ ở tép cảnh (Hội chứng Taura)
Nguyên nhân: Bệnh đuôi đỏ ở tép cảnh do virus Taura gây ra. Bệnh phát triển do chất lượng nước nuôi thấp, độ pH >9, mức độ Nitơ Amoniac ở mức 05 mg/lít trở lên khiến tép dễ bị mắc bệnh này. Bệnh đuôi đỏ ở tép cảnh gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu: Tép cảnh di chuyển lờ đờ hoặc không hoạt động nằm yên một chỗ, vỏ mềm, dạ dày trống rỗng không có thức ăn. Chân bơi của tép cảnh chuyển sang màu đỏ nhạt, phần quạt đuôi, chân bơi trở nên đỏ và tép chết khi lột xác.
Phòng và điều trị bệnh đuôi đỏ ở tép cảnh:
Phòng ngừa
+ Kiểm tra kỹ tép cảnh trước khi mua về
+ Không sử dụng nước chưa qua xử lý
+ Dọn dẹp bể nuôi sạch sẽ, trang bị máy lọc nước cho bể nuôi, dọn sạch thức ăn thừa sau mỗi lần cho tép ăn xong
Điều trị: Hiện tại chưa có phương pháp trị bệnh. Do đó khi phát hiện bệnh trên tép cảnh nên hủy bỏ, tiến hành cải tạo, dọn dẹp bể nuôi trước khi nuôi đợt mới.
Bệnh hoại tử ở tép cảnh
Nguyên nhân: Do nguồn nước nuôi không được xử lý, khiến tép cảnh bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.
Một nguyên nhân khác cũng hay được đề cập đến chính là do tép cảnh bị stress do độ pH trong bể nuôi dao động lớn, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy trong bể nuội
Dấu hiệu: Phần thịt dưới cỏ của tép xuất hiện màu trắng hoặc trắng đục hay còn được gọi vói tên khác là hoại tử cơ. Những vết mày trắng này xuất hiện ở vùng đuôi sau đó lan truyền lên phía đầu của tép cảnh đến khi toàn bộ phần đuôi của tép bị trắng đục toàn bộ.
Phòng và điều trị:
+ Xử lý môi trường nước trong bể nuôi
+ Lắp đặt hệ thống lọc nước trong bể
+ Dọn dẹp thức ăn thừa sau mỗi lần cho tép cảnh ăn tránh ô nhiễm nguồn nước
+ Cách lý tép bị bệnh ra khỏi bể nuôi, thay nước hàng ngày để giảm bệnh.
+ Sử dụng Baytril điều trị cho tép cảnh, liều lượng theo khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩn
+ Kiểm tra thống số nước trong bê rnuooi thường xuyên bao gồm: độ pH, KH, GH, Nitrite, Nitrates, Ammonia, hàm lượng oxy trong bể để kịp thời điều chỉnh.
Bệnh vorticella ở tép cảnh
Bệnh vorticella ở tép cảnh trông giống như nấm trắng hoặc nấm mốc phát triển trên vỏ tép. Nhưng vorticella là một loài sinh vật ký sinh dưới nước không phải là nấm, thường có trong môi trường nước ngọt. Loài ký sinh này bám vào thực vật, tảo, đá, trên các loài giáp xác như tôm, tép, tép cảnh.
Nếu không được điều trị kịp thời loại ký sinh trùng này sẽ khiến tép cảnh bị chết.
Nguyên nhân: Do nước nuôi bẩn, không được thay thường xuyên.
Dấu hiệu: Khi tép cảnh bị nhiễm vorticella trên đầu, chân, râu tép cảnh xuất hiện những vết tơ trắng nhỏ xíu.
Cách phòng và điều trị
+ Tăng cường thay nước mới, dọn dẹp thức ăn thừa sau mỗi lần ăn
+ Khi phát hiện tép cảnh nhiễm vorticella hãy sử dụng muối chuyên dùng (API Aquarium Salt) để tắm cho cho tép cảnh. Lấy 1 muỗng trà hòa tan muối chuyên dùng vào nước. Lặp đi lặp lại 2-4 lần đến khi Vorticella biến mất. Không sử dụng muối ăn có chứa i-ốt để điều trị
Bệnh ký sinh trùng ở tép cảnh
Bệnh không gây hại tới sức khỏe của tép cảnh nhưng làm giảm vẻ đẹp của tép cảnh.
Nguyên nhân: Do nước nuôi bị bẩn, ô nhiễm tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển
Hội chứng đuôi cong ở tép cảnh
Nguyên nhân: Do thiếu dinh dưỡng hoặc do tép bị stress, nhiệt độ nước cao, mất cân bằng kali, vi khuẩn, độc tốc trong nước nuôi.
Dấu hiệu: Tép bị ocng đuôi giống như bị chuột rút dù tép đang bơi. Tép di chuyển khó khăn, chậm chạm.
Phòng và điều trị:
+ Kiểm tra nhiệt độ nước, điều chỉnh lại thông số nhiệt cho phù hợp với từng dòng tép cảnh,
+ Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho tép cảnh, bổ sung thức ăn như tảo, lá bàng khô, dưa leo, rong rêu,…
+ Thay nước 90% trong bể nuôi nếu phát hiện độc tố có trong nước nuôi.
+ Nếu tép bị nhiễm vi khuẩn hãy vệ sinh bể nuôi, lắp đặt hệ thống lọc nước, bổ sung các vi khuẩn có lợi
+ Nếu tép bị mất cân bằng kali sử dụng Kali sulphate cho bể nuôi, liều dùng cứ 11gr cho 40L nước
Tảo ký sinh trên tép cảnh
Loài tảo phổ biến sống ký sinh trên tép cảnh nhiều nhất là tảo Dinoflagellate và ellobiopsids
Dấu hiệu: Tảo bám vào trứng, mô mềm, máu, vây bơi của tép cảnh khiến tép cảnh khó chịu có thể dẫn đến tử vong. Tảo ký sinh có màu xanh chuyển sang xanh đọt chuối. Nếu phát hiện tép cảnh nhiễm tảo hãy cách ly sang bể khác để tránh lây lan các con khác trong đàn.
Cách phòng và điều trị:
+ Cách ly tép nhiễm tảo ra khỏi bể nuôi để điều trị riêng
+ Dùng hỗn hợp thuốc Formalin và Malachite xanh để điều trị.
Suckhoecuocsong.vn/TH