Bức phù điêu cổ tại Chùa Thái Lạc, Hưng Yên
Chiêm ngưỡng bức phù điêu cổ tại chùa Thái Lạc
Nước ta là nước truyền thông uống nước nhớ nguồn vì vậy hệ thống các đình đền chùa để gửi gắm niềm tin và tưởng nhớ những người đi trước được xây dựng khá nhiều. Cho đến nay trên cả nước chỉ còn ba công trình kiến trúc bằng gỗ cổ từ thời nhà Trần là chùa Dâu ở Bác Ninh, Chùa Bối Khê thuộc Hà Tây cũ và chùa Thái Lạc ở xã Lạc Hồng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên. Đây là các chùa được nhà nước xếp hạng là những công trình đặc biệt quan trọng.
Chùa thờ Phật và thần Pháp Vân nên có tên gọi là Pháp Vân tự (1225 – 1400). Kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện. Hai dãy hành lang mỗi bên 9 gian, nhà tổ 7 gian. Với con mắt tinh tường của người xưa, một ngôi chùa đã được xây dựng trên gò đất cao tựa như nằm trên lưng rùa. Hai bên nước chảy ra sông như là rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng rồng chầu hổ phục.
Chùa được xây theo hướng đông nam là hướng mặt trời mọc biểu tượng cho sự sinh sôi phát triển. Chùa Thái lạc là một trong 4 chùa thờ tứ pháp tại xã Lạc Hồng. Tại các chùa này còn lưu giữ các bức tượng tứ pháp mà truyền rằng được tạc từ cành dâu lấy từ chùa Dâu Bác Ninh.
Điều đặc biệt của Chùa Thái Lạc là 20 bức phù điêu cổ còn lại từ đời Trần. Thượng điện chùa Thái Lạc là một trong những công trình gỗ cổ nhất Việt Nam có từ thế kỷ thứ 14. Qua những lần trùng tu một số cấu kiện đã thay đổi tuy nhiên vẫn giữ nguyên các sà cột chính và những bức phù điêu. Chùa Thái Lạc không chỉ mang trong nó các công trình của Hưng Yên mà nó đạt tới công trình kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nghệ thuật trạm gỗ ở chùa Thái Lạc đã mang tính điển hình cho nghệ thuật trạm gỗ sớm nhất ở Việt Nam. Kỹ thuật đục nổi nhiều mảng nhưng vẫn trên một mặt phẳng để đón ánh sáng tạo nên những mảng sáng tối lắng đọng.
Bức phù điêu cổ tại Chùa Thái Lạc, Hưng Yên
Suckhoecuocsong.com.vn