Bí quyết giúp giảm sưng sau tiêm filler hiệu quả

15/04/2022 16:29

Những cách giúp giảm sưng filler nhanh mềm để dáng mềm mại

Bí quyết giúp giảm sưng sau tiêm filler hiệu quả

Sau khi tiêm filler vùng tiêm filler xuất hiện các tình trạng sượng cứng, sưng to vùng tiêm trong khoảng 1-3 ngày đầu sau tiêm. Để giúp filler nhanh mềm, mau về dáng, giảm sưng và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Sau khi kết thúc quá trình tiêm filler tại các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ được cấp phép, bác sĩ thực hiện tiêm filler có tay nghề kinh nghiệm cao cùng với filler đảm bảo chất lượng, thời gian để filler bắt đầu mềm, ổn định thường sẽ vào khoảng 24h hoặc kéo dài hơn 1-2 ngày tùy theo cơ địa mỗi người.

Có một số người phải mất từ 3 đến 5 ngày để vị trí tiêm filler mềm và bớt sưng đau hơn. Thời gian kéo di hơn so với nhiều người khác do filler mới đủ thời gian hài hòa, thích ứng với cơ thể và làn da. Đây cũng là thời điểm chúng huy tốt nhất khả năng tăng cường collagen trong cơ thể

Tuy nhiên, nếu sau 5-7 ngày tại vùng tiêm filler xuất hiện các tình trạng, sưng và đau kèm theo hiện tượng cứng, sượng đơ và kém tự nhiên, hoặc nặng hơn chính là tình trạng mưng mủ, bầm tím, đau nhức tại vị trí tiêm. Cần lập tức đi đến các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ để được thăm khám, can thiệp kịp thời.

Những cách giúp giảm sưng filler nhanh mềm để dáng mềm mại

Để hạn chế các biến chứng nặng có thể xảy ra cũng như giúp filler nhanh mềm để dáng mềm mại hãy áp dụng các bí quyết dưới đây.

Chườm đá lạnh

Để giảm sưng vùng tiêm filler có thể chườm đá lạnh. Nhưng khi chườm đá nên nên tham khảo ý kiến bác sĩ một cách rõ ràng nhất về kỹ thuật chườm đá lạnh, tránh những sai sót dẫn đến biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Trong những ngày đầu tiên sau tiêm filler nên tích cực chườm đá lạnh để giúp giảm sưng đau, làm mềm hơn. Để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng có thể sử dụng túi chườm lạnh và đá lạnh tinh khiết, tránh sử dụng đá lạnh trực tiếp lên da.

Kiêng khem đầy đủ tránh tác động đến vùng tiêm filler

Để giúp filler nhanh mềm, khu vực tiêm filler bớt sưng cứng hãy tránh các tác động nên vùng tiêm. Không được dung tay tác động, sờ nắn vào phần cơ thể tiêm filler. Bởi thời gian đầu nếu tác động đến vùng thẩm mỹ đều có thể khiến chất filler không được định hình, đồng thời tình trạng sưng đau cũng sẽ kéo dài hơn dự kiến.

Hạn chế các động tác làm ảnh hưởng đến hiệu quả filler như massage, xông hơi, nằm sấp, đeo khẩu trang quá chật, nếu tiêm filler mũi không nên đeo kính quá chật hoặc thời gian này không nên đeo kính…

Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài đường hãy che chắn lại cẩn thận, tránh để bụi bẩn bay vào cũng như tránh ánh nắng tiếp xúc trực tiếp đến da mặt, khu vực tiêm filler

Chú ý về ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng

Hãy bổ sung nhiều nước, chẳng hạn như nước ép trái cây từ dứa, cà chua, cam hay cà rốt, nước lọc để giúp tăng thêm độ ẩm cho làn da, từ đó giúp giảm sưng nề, nâng cao kết quả thẩm mỹ. Nên ăn những món ăn mềm, dễ ăn và có tính mát cho cơ thể.

Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá … Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo. Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch,…Nên hạn chế các thói quen xấu như: tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, thức ăn mặn, thức ăn cay nóng, không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc…

Nếu như sưng đau quá nhiều, kéo dài thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để để kê thêm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để giúp giảm đau hoặc đến các cơ sở, bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời. Không được tự ý dùng các loại thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ thuật tiêm filler chuẩn, điều kiện đối với bác sĩ thực hiện

Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm

Thế nào là tiêm filler đúng cách

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Môi nổi mụn sau tiêm filler môi phải xử lý như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bật mí cách trị thâm môi từ cà chua

Mẹo trị thâm môi từ dưa chuột rất hiệu quả

Nguyên tắc cần nhớ khi dùng serum retinol chăm sóc da

Dùng mỹ phẩm hết hạn gây hại cho làn da như nào?

Mẹo hay dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ rối trong mùa đông

Mẹo hay tẩy ra chết từ yến mạch dễ dàng làm tại nhà

Mẹo tẩy tế bào chết bằng chanh cực hiệu quả

Mẹo chăm sóc da khô trong mùa đông, giảm bong tróc hiệu quả

Mẹo dưỡng da tay mềm mại, ngừa khô ráp hiệu quả

Mẹo trị gàu bằng bia cực đơn giản